Hỗ trợ doanh nghiệp

Vinachem “còng lưng” vì nợ

Lợi nhuận Vinachem giảm 42% 6 tháng đầu năm 2018, tổng lượng trích lập dự phòng lên tới 5.767 tỷ đồng, bao gồm cả dự phòng đầu tư tài chính và dự phòng các khoản phải thu.

"Hải trình" IPO không dễ dàng của Vinalines / Cotana (CSC) lấy ý kiến thưởng cổ phiếu tỷ lệ 100%

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa công bố báo cáo tài chính công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2018. Theo báo cáo, doanh thu tài chính nửa đầu năm của Vinachem đạt 570 tỷ đồng, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2017. Song song, tập đoàn này ghi nhận 197 tỷ đồng chi phí tài chính bất thường (toàn bộ là dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư).

"Còng lưng" trả nợ "thay con"

Vinachem cũng ghi nhận 306 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp trong nửa đầu năm, tăng gấp 2,2 lần. Vì đây là báo cáo tài chính của công ty mẹ nên doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là không đáng kể (chỉ 2,49 tỷ đồng), đồng thời Vinachem không ghi nhận chi phí bán hàng.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận trước thuế của Vinachem đạt 70 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận trước thuế của Vinachem đạt 70 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận trước thuế của Vinachem đạt 70 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng tài sản cuối kỳ của Vinachem đạt 20.583 tỷ đồng, trong đó phải thu về cho vay ngắn hạn tăng thêm 1.200 tỷ lên 3.800 tỷ đồng. Phải thu ngắn hạn khác cũng tăng thêm 270 tỷ lên 3.276 tỷ đồng.

Đáng chú ý, khoản trích lập phải thu ngắn hạn khó đòi tăng 93% lên 560 tỷ đồng. Phải thu về cho vay dài hạn giảm 1.067 tỷ đồng so với hồi đầu năm, khiến cho tổng giá trị còn lại là 5.659 tỷ đồng. Khoản phải thu về cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm của Vinachem tăng mạnh chủ yếu đến từ Công ty TNHH Đạm Ninh Bình (giá trị phải thu ngắn hạn cuối kỳ 3.794 tỷ đồng). Ngoài ra, phải thu về cho vay dài hạn với công ty này cũng còn tới 5.659 tỷ đồng (dù giảm 1.067 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm).

Tổng giá trị khoản cho vay ngắn dài hạn của Vinachem đối với Đạm Ninh Bình tính đến 30/6 là 9.453 tỷ đồng, trong đó giá trị trích lập dự phòng gần 500 tỷ đồng. Mục đích vay vốn của Đạm Ninh Bình ngoài phần bổ sung vốn lưu động, phần lớn là do Tập đoàn trả thay khoản nợ gốc và lãi vay khi đến kỳ cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Đối với các khoản cho vay dài hạn, Vinachem cũng chịu trách nhiệm trả nợ thay với các Ngân hàng Công Thương, Eximbank Trung Quốc và đầu tư vào nhà máy đạm ure công suất 560.000 tấn/năm (Nhà máy Đạm Ninh Bình)… Trong đó rất nhiều các khoản mục vay nợ ngắn dài hạn đến hạn thu hồi trong vòng 12 tháng tới.

Nợ xấu tăng 1.237 tỷ đồng

 

Giá trị đầu tư tài chính dài hạn cuối kỳ của Vinachem còn 7.648 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào công ty con 12.460 tỷ đồng, dự phòng đầu tư tài chính dài hạn tiếp tục tăng thêm 200 tỷ đồng lên 5.208 tỷ đồng.

Trong đó, các khoản đầu tư lớn nhất vào công ty con của Vinachem gồm có Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, đầu tư 2.314 tỷ đồng, trích lập dự phòng toàn bộ; CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc đầu tư 2.658 tỷ đồng, trích lập 1.875 tỷ đồng. Đầu tư vào CTCP DAP số 2 gần 803 tỷ đồng trích lập toàn bộ, CTCP DAP – Vinachem 935 tỷ đồng trích lập 207 tỷ đồng. Các khoản đầu tư khác cũng không đem lại hiệu quả gồm CTCP Pin Acquy Vĩnh Phú (7,6 tỷ đồng) và CTCP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Mỏ (gần 2 tỷ đồng).

Tính đến thời điểm 30/6, tổng giá trị nợ xấu của Vinachem tăng lên 1.237 tỷ đồng như gấp đôi so với hồi đầu năm; trong đó giá trị có thể thu hồi ở mức 676 tỷ đồng. Nợ phải trả cuối kỳ của Vinachem đạt 6.956 tỷ đồng, trong đó tổng giá trị vay nợ ngắn dài hạn là 6.322 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 6/2018, lỗ lũy kế Tập đoàn giảm còn 803 tỷ đồng.

Theo Enternews
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo