Doanh nghiệp - Doanh nhân

Xây "lá chắn", tích "của để dành", "vượt bão" COVID-19

Doanh nghiệp Việt đang chứng tỏ sự dẻo dai cũng mình trước những làn sóng COVID-19.

Baemin kỷ niệm 2 năm gia nhập thị trường Việt Nam / Hiệp hội nữ doanh nhân TP.Hà Nội phát động ủng hộ hai tỉnh Điện Biên và Bắc Giang chống dịch

Làn sóng COVID-19 thứ 4 được đánh giá nguy hiểm hơn rất nhiều khi nó đánh trực diện vào hai "thành trì" mà Chính phủ cố giữ vững trong thời gian qua, đó là cơ sở y tế và khu công nghiệp. Rất nhiều bệnh viện, nhà máy, khu công nghiệp… hiện đang trong tình trạng cách ly.

Thách thức là rất lớn, nhưng các doanh nghiệp Việt vẫn đang cho thấy sự thích nghi, sự bền bỉ của mình trong "cơn bão" COVID-19.

Chống dịch từ 6h sáng đến 12h đêm

Tại Tọa đàm trực tuyến "Doanh nghiệp bản lĩnh vượt khó COVID-19", ông Thân Đức Việt – Tổng Giám đốc Công ty May 10 cho biết dù chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, trong năm 2020 công ty của ông vẫn đảm bảo công ăn việc làm cho 12.000 cán bộ công nhân viên. Công ty không có 1 ca F0 hay F1 nào.

"Doanh thu năm 2020 đạt trên 3.800 tỷ, vượt 30% kế hoạch", ông Việt cho biết.

Theo ông Việt, trong năm 2020, COVID-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, cũng như giảm cầu một cách đột ngột. Trong bối cảnh phải "ăn đong" đơn hàng từng tuần, đi vào các thị trường ngách khi chuyển đổi làm mặt hàng bảo hộ y tế, khẩu trang… là cách mà May 10 giữ vững "mặt trận" kinh doanh.

Xây lá chắn, tích của để dành, vượt bão COVID-19 - Ảnh 1.

Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 - Thân Đức Việt.

Còn với công tác phòng chóng COVID-19, theo ông Việt đây là một thách thức vô cùng lớn với công ty khi mà đặc thù ngành may là sử dụng rất nhiều lao động.

"Dù chỉ có 1 ca nhiễm nhưng sẽ ảnh hưởng toàn bộ dây chuyền và phải đóng cửa nhà máy", ông Việt nhấn mạnh.

Để phòng chống COVID-19, theo ông Việt, May 10 đã thực hiện đồng bộ và triệt để việc rà soát, truy vết, khoanh vùng người lao động có tiếp xúc hoặc ở gần bán kính ca nhiễm F0, F1.

"Chúng tôi yêu cầu F2, thậm chí là F3 cách ly tại nhà", ông Việt nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo Tổng Giám đốc công ty May 10, để hạn chế chế việc lây lan dịch bệnh, công ty đã tuyên truyền cho các công nhân khi làm việc trong dây chuyền thì không nói chuyện. Hay từ nhà máy đi đến nhà ăn dù chỉ mấy trăm mét cũng không được tiếp xúc, cùng với đó là các biện pháp như khử khuẩn, đo nhiệt độ…

 

"Chúng tôi thực hiện đầy đủ nguyên tắc 5K đối với người lao động từ cổng vào, ngăn nguồn lây… Các bàn ăn đều sử dụng vách ngăn và giới hạn số người từ 6 thành 4, mỗi người 1 buồng. Trên bàn thì có poster tuyên truyền để người lao động khi ăn dù chỉ 5 phút cũng nhìn vào đó để thực hiện", ông Việt nhấn mạnh.

Xây lá chắn, tích của để dành, vượt bão COVID-19 - Ảnh 2.

Đi vào thị trường ngách là cách để Công ty May 10 vượt khó trong bối cảnh đại dịch COVID-19 (Ảnh minh hoạ)

Ông Việt nhận định làn sóng COVID-19 thứ 4 có nguy cơ ảnh hưởng lớn sâu rộng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nguy cơ sức khoẻ người lao động.

"Chúng tôi đã phải căng mình chống dịch từ 6h sáng đến 12h đêm, theo dõi trên tất cả các ban phòng chống dịch, xây dựng tổ phòng chống COVID-19 tại công ty, vì khả năng lây nhiễm biến chủng mới rất lớn", ông Việt nói.

"Không bỏ trứng vào cùng một giỏ"

 

Cũng tại Tọa đàm trực tuyến "Doanh nghiệp bản lĩnh vượt khó COVID-19", Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú cho rằng việc xây dựng kịch bản trong từng trường hợp là điểm mấu chốt giúp doanh nghiệp "vượt bão" COVID-19.

Với COVID-19, ông Phú một lần nữa nhấn mạnh việc chỉ một người trong khu vực doanh nghiệp dính dịch cũng có thể dẫn đến ngừng sản xuất bất cứ lúc nào hoặc các thị trường bị phong tỏa có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng và nguồn cầu.

Xây lá chắn, tích của để dành, vượt bão COVID-19 - Ảnh 3.

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú

"Kinh nghiệm của Sunhouse trong giai đoạn trước là khi dịch bùng ra, chúng tôi đã họp ngay với các cán bộ cấp quản lý để đặt ra những kịch bản như phong tỏa trong khu vực hẹp, phong tỏa thành phố, phong tỏa vùng miền. Từng trường hợp, công ty sẽ phải làm gì", ông Phú cho biết.

Ông Phú lấy ví dụ, nếu phong tỏa từng phần, công ty sẽ chia nhiều kho hàng để không bị đứt gãy.

 

Cũng theo ông Phú, đa dạng lĩnh vực kinh doanh, hay đa dạng hoá thị trường cũng được xem là một cách để doanh nghiệp đối phó với COVID-19. Theo ông Phú, như trong năm 2020, kinh doanh tài chính chứng khoán đã trở thành bộ phận kiếm tiền chính của công ty.

Xây lá chắn, tích của để dành, vượt bão COVID-19 - Ảnh 4.

Mỗi một công ty cần có một quỹ dự phòng cho những trường hợp khó khăn.

Bên cạnh đó, ông Phú cũng nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của quỹ dự phòng. Ông Phú cho biết công ty của ông có một khoản dự phòng để có thể trả lương có công nhân viên trong vòng 3 năm. Những khoản dự phòng chỉ được phép sử dụng trong giai đoạn cực kỳ khó khăn hay gặp rủi ro bất ngờ. Ngoài ra, công tác dự báo, dự phòng cũng là vô cùng quan trọng với các công ty.

"Dịch bệnh bùng phát trên toàn thế giới, do vậy chúng ta cần sẵn sàng đón nhận rủi ro. Việc ngăn ngừa dịch bệnh là không thể tuyệt đối, chúng ta phải chung sống với nó một cách khôn ngoan", ông Phú nhấn mạnh.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm