"Nút chặn cuối cùng" ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 mà bác sĩ nhắc nhở ít người để ý
Những sai lầm tai hại khi cho trẻ ăn sáng, khiến hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn có hại dễ dàng tấn công / Những khoảnh khắc đầy xúc động của các y bác sĩ từ vùng tâm dịch corona
>> Xem thêm: Thời điểm trẻ cần rửa tay ngay lập tức và 6 bước rửa tay cần nhớ để phòng dịch virus Covid-19
Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM - người trực tiếp điều trị thành công cho hai cha con người Trung Quốc mắc COVID-19 đã chia sẻ về nút chặn cuối cùng để ngăn ngừa covid-19.
Nút chặn sau cùng tránh lây truyền virus corona chủng mới
Để phòng tránh bị nhiễm bệnh (hay lây truyền cho người khác) chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình. Đó là những phương pháp tránh tập trung chỗ đông người, đứng xa người nghi nhiễm bệnh trên 2m, đeo khẩu trang (bất cứ loại nào), thường xuyên rửa tay... như bộ y tế đã thông báo.
>> Xem thêm: Muốn con cao lớn như người mẫu, mẹ đừng quên bổ sung 4 loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày
"Tuy nhiên kinh nghiệm của bản thân tôi thì còn một nút chặn sau cùng phòng khi những biện pháp trên bị bỏ qua. Đây là nút chặn vô cùng quan trọng mặc dù cũng đã được nhắc tới nhưng có thể việc thực hiện chưa đúng và đủ."
>> Xem thêm: Mua giá đỗ chỉ cần nhìn vào đúng 1 điểm là biết ngay giá sạch hay tẩm đầy chất kích thích
Nút chặn sau cùng đó là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn. Một khi virus vượt qua được những bức “tường lửa” nêu trên thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ đón sẵn để tiêu diệt nó. Và khi các virus sau khi nhân lên phá vỡ tế bào chui ra ngoài thì dung dịch sát khuẩn cũng đợi sẵn để tiêu diệt nó. Như vậy kể cả người chưa nhiễm và người đã nhiễm thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ là cứu cánh sau cùng phòng chống nhiễm bệnh cũng như phát tán bệnh.
Việc dùng dung dịch sát khuẩn vùng hầu họng để súc miệng cũng cần phải đúng cách mới hiệu quả. Có những loại dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt được virus nhưng cũng có những loại không. Và mỗi loại dung dịch có khả năng diệt virus trong những khoảng thời gian khác nhau, có loại kéo dài 1-2 giờ sau khi súc họng nhưng có loại dài hơn 4 giờ. Các bạn chú ý xem kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên có một số nguyên tắc cơ bản sau:
>> Xem thêm: Giữa mùa dịch COVID-19, rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý có an toàn không?
1/ Phải súc họng chứ không súc miệng. Có nghĩa là ráng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.
2/ Không cần quá nhiều trong một lần súc, khoảng 5ml là đủ. Càng nhiều các bạn càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.
3/ Súc họng trước khi đi ra ngoài, và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác). Nếu trên máy bay thì nên xúc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.
4/ Trong vùng có dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.
5/ Đừng chủ quan nghĩ rằng nút chặn sau cùng này thay thế được các biện pháp khác. Hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả những biện pháp.
Những biện pháp phòng ngừa COVID-19 cơ bản
Phát biểu tại họp báo ngày 28/2, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh nguy cơ mắc bệnh còn phụ thuộc vào độ tuổi, nơi sống và sức khỏe của mỗi người. Do đó ông hối thúc người dân tuân thủ hướng dẫn quốc gia và tham vấn các chuyên gia y tế địa phương.
Theo thông báo của WHO, 10 bước phòng ngừa cá nhân sẽ bao gồm rửa tay thường xuyên bằng dung dịch chứa cồn, hoặc với xà phòng và nước. Bước thứ hai là thường xuyên khử trùng các bề mặt như bàn, ghế.
Tiếp đó là tự cập nhật kiến thức về COVID-19 từ các nguồn đáng tin cậy như các cơ quan y tế công, trang web của WHO, hay chuyên gia y tế địa phương. Người dân cần tránh đi lại khi bị sốt hoặc ho. Trong trường hợp bị ốm khi đang trên chuyến bay, cần báo cho phi hành đoàn ngay lập tức.
Với những người trên 60 tuổi hay có mắc các bệnh tim mạch, hô hấp hay đái tháo đường, nguy cơ bệnh trở nên trầm trọng sẽ cao hơn. Do đó, người dân cần tránh những nơi đông người hay những khu vực dễ tiếp xúc với những người nhiễm bệnh. Những người cảm thấy không khỏe nên ở nhà và thăm khám bác sỹ. Điều này sẽ giúp người bệnh nhận được lời khuyên đúng đắn.
Khi dưỡng bệnh tại nhà, người dân cần ăn ngủ và dùng đồ riêng với các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, nếu cảm thấy khó thở, hãy gọi bác sỹ và điều trị ngay lập tức.
Điều cuối cùng là trong những môi trường hay cộng đồng đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, người dân cần học cách đảm bảo an toàn tại trường học, công sở hay các địa điểm tôn giáo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát