"Sát thủ giết người" ẩn trong gia vị truyền thống mà người nào cũng mê
7 thực phẩm có vị chua giúp giảm cân hiệu quả / Làm sung muối xổi chỉ cần thêm bước này đảm bảo giòn, ngon mà không bị chát
Người miền Bắc hay cho mẻ để tạo vị chua thanh dịu cho các món canh. Nếu không mua được mẻ, bạn hãy tự làm ngay tại nhà để đảm bảo an toàn và nên nhớ là phải lưu ý cách sử dụng để tránh gây hại cho sức khỏe.
Người miền Bắc hay cho mẻ để tạo vị chua thanh dịu cho các món canh. |
Dấm mẻ chuẩn có màu trắng, mùi thơm, vị chua dịu. Thành phần tạo nên mẻ gồm con mẻ chứa nhiều các axit amin bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nấm men để lên men cơm, vi khuẩn lactic. Mẻ bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, tạo hương vị để chế biến món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn.
Nguy hại từ dấm mẻLoại gia vị này giúp kích thích ăn ngon, tăng tiết dịch vị, đồng thời rất tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên, nhiều người không biết gây mẻ đúng cách, hoặc không ý thức được tác hại khi ăn mẻ được gây không đúng cách, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bởi mẻ lên men không đúng cách sẽ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn, có thể khiến người ăn phải dễ dàng mắc bệnh ung thư. Men làm nên nấm mốc ở mẻ thì không sao nhưng chỉ sợ là men có nhiễm nấm mốc trước rồi dùng để lên men dấm mẻ thì chắc chắn sẽ bị ung thư.
Ở đây, chúng ta cần phân biệt nấm mốc lên men trong quá trình hình thành mẻ chua với việc nấm mốc hình thành trên cơm trước khi đưa vào làm mẻ. Nấm mốc lên men trong khi lên mẻ đem lại lượng vi khuẩn có lợi cho cơ thể, trong khi nấm mốc mọc lên ở cơm trước khi làm mẻ lại là mầm mống gây nên bệnh ung thư. Khi mẻ bị nhiễm nấm mốc nguy hiểm sẽ có màu sắc lạ, không thơm, không có vị chua tự nhiên.
Bên cạnh đó, mặc dù có tác dụng giải nhiệt nhưng việc ăn quá nhiều dấm mẻ chua sẽ khiến cơ thể dư thừa axit lactic, gây đau bụng, tiêu chảy, không có lợi cho tiêu hóa. Bệnh nhân bị loét dạ dày, đau dạ dày, chảy máu dạ dày không nên lạm dụng những món ăn có dấm mẻ.
Nhiều người cho rằng, ăn dấm mẻ khi đang bị ốm sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng. Theo chuyên gia thì đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế thì việc ăn dấm mẻ xong ốm hơn là do mình làm mẻ sai cách hoặc mua mẻ ở nơi chưa được đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Do đó, điều này phụ thuộc vào khâu chế biến thực phẩm có vệ sinh hay không chứ không phụ thuộc vào tính chất của dấm mẻ.
Ngoài dấm mẻ, những loại quả chua như me, chanh, sấu hay dấm bỗng cũng đều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu những loại này mà có nấm mốc trước khi sử dụng cũng sẽ có khả năng gây ung thư bình thường.
Cách làm
Bạn chỉ cần lấy khoảng một bát con cơm gạo tẻ đã chín + một bát con nước cơm lúc nồi cơm đang sôi (lúc nấu cơm bạn đổ nhiều nước hơn một chút). Sau đó bạn để 2 thứ thật nguội, cho vào một cái lọ thuỷ tinh hoặc lọ nhỏ có nắp đậy lại. Có thể cho vào một bao nilon buộc chặt lại cho sạch sẽ và kín. Nhiệt độ nóng sẽ giúp mẻ nhanh ngấu. Khoảng một tuần sau là chúng biến thành mẻ trắng phau và thơm ngon.
Lưu ý
Khi thấy có mốc đỏ hoặc mốc đen xuất hiện thì lấy muỗng múc bỏ.
Khi nấu thì lấy muỗng gạt bỏ lớp mặt qua một bên lấy phần dưới. Dùng khoảng nửa chén cơm mẻ nêm cho một nồi canh gia đình (~2 tô). (Dùng rổ nhỏ hoà tan nước cơm mẻ. Lược bỏ xác cơm, lấy nước màu trắng đục, sau đó niêm nếm tùy người nấu.)
End of content
Không có tin nào tiếp theo