Đời sống

"Thần dược" trị "bách bệnh", có trong nhà cả đời không cần thuốc tây

Thần dược trị bách bệnh có trong nhà cả đời không cần thuốc tây - hãy tìm hiểu ngay, rất quen thuộc với mỗi gia đình.

Cách bảo quản từng loại thực phẩm trong tủ lạnh khi tích trữ đồ để không hại sức khỏe / Loài cây "cho không ai lấy" ở Việt Nam được bán với giá "chát" ở nước ngoài, có nhiều lợi ích với sức khỏe

Cây lá bỏng còn có tên khác là sống đời, trường sinh, diệp sinh căn, mọc hoang và được trồng phổ biến ở khắp nơi để làm cảnh và làm thuốc. Cây sống rất lâu, lá rụng xuống mặt đất là mọc rễ phát triển thành một cây con. Đây là một loại cây thường được trồng trong vườn nhà làm cảnh và làm thuốc. Cây cao cỡ 40 - 60cm, thân tròn, nhẵn, mọng nước, có đốm tía. Lá mọc đôi, chéo chữ thập, đơn hoặc gồm 3 - 4 lá chét dầy; mép khía răng cưa tròn. Hoa màu đỏ hay vàng cam, rủ xuống trên một cán dài ở ngọn thân hay ở lá bên cạnh. Mùa hoa vào tháng 2 đến tháng 5.

lá bỏng
Thành phần trong cây sống đời có thể giúp quá trình liền sẹo diễn ra nhanh.

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng (câu sống đời)

Kháng sinh trị viêm

Cây sống đời có tác dụng đặc biệt trong việc kháng viêm do mụn gây ra, đặc biệt là ở những vết mụn do dùng tay nặn không đúng cách khiến da bị tổn thương nghiêm trọng.

Nhanh liền sẹo

Các vết mụn sau khi điều trị nếu không cẩn thận sẽ để lại sẹo. Tuy nhiên, những thành phần trong cây sống đời có thể giúp quá trình liền sẹo diễn ra nhanh chóng.

Hỗ trợ tuyến sữa

 

Cây sống đời đặc biệt rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh. Phụ nữ có thể ăn sống hoặc dùng lá cây sống đời nấu canh sẽ giúp tăng nhiều sữa cho con bú, hạn chế được sự mất sữa của mẹ bầu sau khi sinh con.

Tác dụng chữa bệnh khác

Chữa trĩ nội: Rửa sạch hậu môn bằng nước muối. Lá bỏng rửa sạch, giã nát, vắt bớt nước đắp vào hậu môn, dùng miếng gạc băng vào.Mỗi ngày làm 3 lần với liều lượng sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá. Sử dụng liên tục trong 20 - 45 ngày là khỏi.

Chữa nhức đầu: Đun lá bỏng trong lò vi sóng hoặc trên bếp lửa vài giây cho lá bỏng nóng lên và mềm ra. Sau đó đắp lên trán khi lá vẫn còn đang nóng.

Giảm đau lưng, đau xương khớp: Làm nóng và mềm lá bỏng theo cách trên, đắp lá bỏng lên vùng bị đau khi còn nóng. Nếu cần di chuyển thì có thể dùng khăn quấn lá bỏng xung quanh vùng bị đau để giữ ấm trong ngày.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm