10 loại nước dân dã uống đều đặn giúp thận khỏe lên, sạch sẽ, cả đời không lo suy thận
8 thực phẩm ‘kỵ’ với cua đồng, ăn vào lạnh bụng đi ngoài, thậm chí gây ngộ độc / 5 triệu chứng khi ngủ dậy chứng tỏ gan đang phát tín hiệu "cầu cứu", kiểm tra xem mình có điểm nào không?
1. Nước chanh ấm
Nước chanh chứa hàm lượng vitamin C và axit citric cao có khả năng thải độc, ức chế phản ứng viêm tại thận, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng thận và viêm thận. Ngoài ra, nước chanh ấm cũng giúp làm tan và ngăn ngừa sỏi thận.
Tuy nhiên, với người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, sẽ dễ bị kích ứng bởi các thực phẩm có tính a xít như nước chanh và có thể gây ợ nóng, buồn nôn, vì vậy không nên uống.
Với người có sức đề kháng yếu hoặc đang mắc bệnh về thận và đường tiết niệu, thường được khuyên nên uống 1cốc nước chanh ấm mỗi ngày vào lúc sáng sớm sẽ rất tốt cho đề kháng.
Cách làm
Cắt lấy 1/2 quả chanh rồi vắt vào 1 cốc 200ml nước ấm 40 độ, khuấy đều rồi uống. Có thể thêm 1 ít mật ong hoặc vài lát gừng tùy theo sở thích.
2. Nước râu ngô
Nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu và giải độc nên thường được nhiều người sử dụng để trị chứng thận hư, thận yếu và suy thận. Ngoài ra, nước râu ngô còn có thể giúp khắc phục các triệu chứng đi tiểu đêm nhiều lần, bí tiểu, tiểu lắt nhắt.
Cách làm
Lấy 1 nắm râu ngô già, rửa sạch, bỏ vào nồi nấu cùng 300ml nước. Đun sôi kỹ trong 5 phút, vớt bỏ bã rồi gạn lấy nước chia uống 2 lần trong ngày.
3. Nước ép bưởi
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong nước ép bưởi có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng trong thận, giảm nguy cơ mắc suy thận và sỏi thận.
Cách làm
Bưởi đem lột sạch vỏ, tách riêng múi và loại bỏ hạt. Sau đó cho toàn bộ múi bưởi vào máy ép hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước cốt rồi uống. Có thể đường vào nếu muốn.
4. Nước lọc
Nước lọc không chỉ giúp giải nhiệt, đã cơn khát mà còn giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể, giúp hỗ trợ đào thải độc tố và đảm bảo cho thận có thể hoạt động bình thường.
Các chuyên gia khuyên tốt nhất bạn nên uống loại nước đã đun sôi và để ấm, và lượng nước bổ sung cần phù hợp với từng lứa tuổi như sau:
+ Với trẻ dưới 6 tuổi: Không cần uống thêm nước lọc vì bé được bổ sung từ nguồn sữa mẹ.
+ Với trẻ từ 6 – 12 tháng: Bổ sung 200 – 300 ml nước/ngày
+ Với trẻ trên 1 tuổi (cân nặng từ 4,5 – 13,6 kg): Bổ sung từ 425 ml – 992 ml.
+ Với trẻ từ 11 – 20 kg: Bổ sung 1 lít + 50ml tính cho mỗi 10kg cân nặng.
+ Với trẻ trên 21kg: Bổ sung 1/2 lít + 20ml tính cho mỗi 20kg.
+ Với người lớn từ 19 – 55 tuổi: Bổ sung 35ml x kg cân nặng.
+ Với người lướn từ 55 tuổi trở lên: Bổ sung 30ml x kg cân nặng.
5. Nước đậu đen rang
Nước đậu đen rất tốt để giải nhiệt trong mùa hè, đồng thời nó còn giúp lợi tiểu và tăng cường chức năng thải độc của thận. Hàm lượng dinh dưỡng trong thức uống này còn giúp lợi huyết, làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể và bổ thận, rất tốt cho người thận yếu.
Cáchlàm
Lấy 100g đậu đen đã rang chín, cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước. Khi sôi, vặn nhỏ lửa khoảng 20 thì tắt bếp. Chắt lấy nước đậu, để nguội rồi uống trong ngày.
6. Nước ép dứa
Hàm lượng vitamin C, chất chống oxy hóa và đặc biệt là enzym bromelain trong dứa không chỉ giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, nó còn có tác dụng kháng viêm, bảo vệ các mô khỏe mạnh trong thận.
Cách làm
Gọt vỏ 1 quả dứa, khoét bỏ mắt, cắt miếng nhỏ rồi bỏ vào máy ép lấy nước cốt là uống được.
7. Nước ép nam việt quất
Nam việt quất chứa nhiều vitamin A, carbohydrate và hàm lượng cao các chất anthocyanins, flavonoid. Đây là những chất có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận, và bảo vệ thận trước sự tấn công của gốc tự do.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ và vitamin E trong nam việt quất còn giúp giảm cholesterol trong máu, , ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch, kích thích tiêu hóa và đào thải độc tố cho cơ thể, từ đó làm giảm bớt gánh nặng cho thận.
Cách làm
Đem rửa sạch 1 bát nam việt quất rồi ngâm với nước muối pha loãng cho sạch. Sau đó vớt ra để ráo rồi cho vào máy ép lấy nước, hoặc có thế xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước để uống. Bạn có thể cho thêm 1 chút đường nếu muốn.
8. Nước ép cà rốt
Uống nước ép cà rốt 2 – 3 lần/tuần không chỉ giúp đào thải độc tố cũng như các kim loại nặng cho thận. Nó còn giúp nâng cao chức năng hoạt động của thận bằng cách bổ sung một lượng lớn chất xơ, carotene, vitamin và khoáng chất cần thiết.
9. Nước giấm táo
Đây là thức uống có khả năng giúp trung hòa axit, hỗ trợ thận đào thải bớt lượng axit dư thừa cùng các chất độc hại ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp ngăn ngừa sỏi thận.
Cáchlàm
Hãy lấy 1 thìa cà phê giấm táo, pha cùng 1 cốc nước ấm rồi vào buổi sáng mỗi ngày.
10. Nước ép dưa hấu
Hàm lượng vitamin và khoáng chất cao trong dưa hấu có khả năng bổ sung năng lượng, thanh lọc cơ thể và hỗ trợ thận loại bỏ chất lỏng dư thừa.
Cách làm
Lấy 300 gr dưa hấu, gọt vỏ rồi cho vào máy ép lấy nước. Pha nước dưa hấu với 1 thìa cốt chanh rồi bỏ ngăn mát tủ lạnh khoảng 10 phút trước khi uống. Hoặc có thể thêm đá để uống luôn. Có thể uống 2 – 3 ly/tuần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn