Đời sống

10 loại thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Dạ dày của bạn có thể bị đe dọa bởi nhiều yếu tố như lối sống không lành mạnh, quá sức, mất ngủ, stress, ăn uống không điều độ… Hãy ăn những loại rau dưới đây để ''xoa dịu'' và bồi bổ cho dạ dày của bạn.

Thực phẩm khiến chứng ợ chua dạ dày ngày càng nặng / Bí quyết để luộc lòng lợn, dạ dày trắng, ngon, giòn sần sật

Thì là

Rau thì là vốn có mùi thơm đặc trưng, được sử dụng làm loại rau gia vị, nó thường xuất hiện rất phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Rau thì là không chỉ là một loại rau có khả năng giúp cho món ăn thơm ngon hơn mà còn có rất nhiều công dụng cải thiện chức năng của hệ tiêu hoá.

Trong rau thì là có chứa một lượng rất lớn những khoáng chất: Vitamin C, mangan, vitamin B3, fennel, magie, sắt,… giúp xoa dịu dạ dày và hỗ trợ cho quá trình co bóp.

10 loại thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Rau muống

Theo Đông y coi rau muống là một loại rau giải nhiệt vì nó có tính mát, rất tốt cho cơ thể. Có rất nhiều loại rau muống khác nhau, trong đó có hai loại phổ biến nhất là rau muống được trồng trên cạn và rau muống nước.

Nhờ có tác dụng giải nhiệt, tốt cho da nên khi ăn rau muống trong sẽ giúp người bệnh tái tạo nhanh chóng các vết viêm loét ở dạ dày. Các chuyên gia cũng khuyên người bị đau dạ dày nên thường xuyên ăn rau muống mỗi ngày.

Nha đam

Nha đam hay còn gọi là lô hội có công dụng thúc đẩy quá trình giảm cân, cải thiện chức năng gan và làm dịu niêm mạc dạ dày. Không chỉ vậy, uống nước ép nha đam lúc bụng đói là một trong những cách giúp điều trị viêm loét dạ dày.

 

Khoai lang

Khoai lang giàu vitamin A, và có bằng chứng cho thấy điều này giúp hỗ trợ làm lành vếtloét dạ dàycũng như đóng vai trò nhất định đối với việc phòng ngừa xuất hiện các vết loét. Các thực phẩm giàu vitamin A khác gồm có rau chân vịt, cà rốt, dưa vàng và gan bò.

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ chứa rất nhiều vitamin C giúp bảo vệ dạ dày khỏi các vết loét ở các khía cạnh khác nhau, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình liền vết thương. Những người thiếu vitamin C dễ xuất hiện các vết loét hơn những người khác.

Rau chân vịt

 

Rau chân vịt (còn được gọi là rau bina) chứa nhiều chất xơ và cellulose, ăn nhiều loại rau này có thể cải thiện chức năng của đường ruột, ngăn ngừa bệnh táo bón.Người bị đau dạ dày khi ăn rau chân vịt giúp tăng nhu động đường ruột, từ đó thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn. Người bệnh sẽ tránh được triệu chứng đầy bụng, khó tiêu khi tích cực ăn rau chân vịt.

Nhân sâm

Nhân sâm là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như tăng cường khả năng miễn dịch và kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, với đặc tính chống viêm nhân sâm giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường ruột và làm giảm sự hình thành của loét dạ dày.

Chuối

Chuối giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự hình thành của các vết loét nhờ vào hàm lượng protease cao. Không chỉ vậy, chuối còn có tác dụng tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ điều trị táo bón và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

 

Bí ngô

Pectin có trong bí ngô sẽ có thể hấp thụ các vi khuẩn và các chất độc hại như kim loại nặng để làm sạch cơ thể của bạn, đặc biệt là tại dạ dày. Đối với những bệnh nhânviêm loét dạ dày, ăn bí ngô chính là một biện pháp giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.

Rau cải bẹ xanh

Rau cải bẹ xanh giúp hạn chế tiết dịch vị ở người bệnhtrào ngược dạ dàyvới các thành phần dinh dưỡng chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotinic, carotene, albumin, chất xơ… Bên cạnh đó còn giúp ổn định hệ tiêu hóa, điều trị khó tiêu, giảm cảm giác kích thích ở đường ruột và hỗ trợ điều trịxuất huyết dạ dày.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm