3 loại cây có thể dùng làm bài thuốc, bày trong nhà dịp Tết còn giúp hút tài lộc
Bật mí 3 cách xào hoa đu đủ đực thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng lại không lo bị đắng / Giảm cân với trà xanh
Cây sung
Nếu có điều kiện bạn hãy trồng cây sung trong sân nhà hoặc dịp Tết này bày sung trên mâm ngũ quả. Dân gian quan niệm sung tượng trưng cho sự sung túc.
Ngoài ra, cây sung còn là một vị thuốc. Lá sung non dùng để ăn, thường để gói nem. Quả sung cũng dùng để ăn. Nhựa sung được nhân dân coi là một vị thuốc rất quý để chữa bệnh nhức đầu và một số bệnh ngoài da (chốc, nhọt, sưng đau, tụ máu).
Trị mụn nhọt, sưng đau
Lấy nhựa sung tươi, bôi trực tiếp vào mụn nhọt mới lên hoặc nơi chốc lở, sưng đau, ngày bôi 2 – 3 lần; hoặc dùng lá sung non, giã nát với nhựa sung rồi đắp vào mụn nhọt sưng, đỏ, nóng, đau, ngày vài lần.
Lá sung chữa mất sữa
Lá sung bánh tẻ, lá mít bánh tẻ, lá mơ tam thể, mỗi thứ 30g, sắc uống, ngày một thang, chia hai lần uống, trước bữa ăn.
Trị chốc lở đầu ở trẻ em
Quả sung chín, giã nát, đắp vào nơi bị bệnh, để khoảng 1,5 – 2 giờ bỏ ra. Dùng nước sắc bạc hà rửa sạch mụn lở. Tiếp theo dùng hạt nhãn đốt cháy, tán bột mịn, rắc đều vào nơi lở loét. Ngày làm một lần. Hoặc dùng vỏ tươi cây sung, sài đất tươi mỗi thứ 50 gam, lá trầu không 30 gam, bồ kết 20 gam sắc nước gội, ngày một lần.
Hoa dừa cạn
Dừa cạn cũng là một vị thuốc trong Y học cổ truyền. Bộ phận dùng để làm thuốc chủ yếu là lá và phần ngọn cây được phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở nhiệt độ 30-50ºC cho đến khô. Sau đó, người ta đem sắc nước uống, chế biến thành dạng trà hoặc dùng giã, đắp. Đôi khi, toàn cây hoặc rễ cũng được sử dụng để làm thuốc sắc hay cao lỏng.
Đây là dược liệu có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng, hạ huyết áp và giải độc. Dược liệu này được dùng để thông tiểu tiện, chữa bệnh tiểu ít, kinh bế, huyết áp cao, có nơi dùng làm thuốc ra mồ hôi, chữa tiêu hoá kém và lỵ (cấp và mạn).
Hoa dành dành
Cây dành dành không chỉ có hoa đẹp trồng trang trí cho các cảnh quan mà còn có tác dụng trong Đông y. Tất cả các bộ phận của cây dành dành đều dùng làm thuốc, đặc biệt là sơn chi tử (quả dành dành). Quả được lấy làm màu vàng nhuộm trong thực phẩm. Khi quả chín, người ta ngắt bỏ cuống, ngâm quả trong nước sôi hoặc đồ qua, bóc bỏ vỏ lấy nhân, dùng làm thuốc thanh nhiệt lương huyết. Nếu sao qua tả hỏa mạnh, sao đen lại cầm máu. Lá dành dành vị đắng chát, tính hàn; có tác dụng tiêu thũng, tán ác sang, chữa nhọt độc, đầu đinh và vết thương.
Hoa dành dành vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh phế lương huyết, chữa phế nhiệt, ho có đờm đặc (mỗi lần dùng 3 hoa, thêm mật ong, hấp chín); chữa chảy máu cam.
Rễ dành dành vị đắng tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc. Chữa sốt cảm mạo, viêm gan vàng da, thổ huyết, chảy máu cam, viêm thận phù thũng.
Trái dành dành (sơn chi tử) có vị đắng, tính hàn; vào các kinh tâm, phế, can và vị, có tác dụng tả hỏa trừ phiền, thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, giải độc. Hoa dành dành giúp chữa chứng nhiệt, tâm phiền, sốt cao bứt rứt, thấp nhiệt vàng da, tiểu tiện ít đỏ, nhiệt lâm, huyết nhiệt, xuất huyết, ung thũng sang độc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người