3 loại lá là “đệ nhất chữa ho” dùng thoải mái mà không lo tác dụng phụ
Tim lợn bổ đến mấy cũng chớ ăn theo kiểu này kẻo “rửa trôi” dinh dưỡng / Con vào lớp 1 cao 1m3 nhất lớp: Mẹ nói 6 món không bao giờ cho ăn từ bé, ai cũng phải học theo
Lá diếp cá
Lá diếp cá có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Loại lá này không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, sát khuẩn, giảm phù thũng, thông tiểu tiện, thoát mủ mà còn là vị thuốc kháng sinh giúp trị ho.

Ảnh minh họa
Nguyên liệu: 1 nắm rau diếp cá, 1 bát nước vo gạo đặc, mới.
Cách làm: Rửa sạch lá diếp cá rồi cho vào cối giã nhuyễn. Đổ nước vo gạo và rau diếp cá giã nhuyễn vào nồi đun cho sôi. Vặn nhỏ lửa rồi đun thêm khoảng 20 phút nữa cho lá diếp cá nhừ nát. Bắc nồi nước ra bếp để cho nguội rồi lọc lấy nước uống. Ngày uống 2 – 3 lần.
Trong thời gian này, bạn nên hạn chế ăn đồ tanh như tôm, cua, thịt gà.
Lá hẹ
Trong đông y, lá hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối. Lá hẹ có thể dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, dị mộng tinh, đái són. Đặc biệt là lá hẹ có thể dùng để trị ho.

Nguyên liệu: 5 – 10 lá hẹ, đường phèn lượng vừa đủ.
Cách làm: Cho lá hẹ và đường phèn vào bát rồi cho lên bếp hấp cách thủy. Sau đó chắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 2 – 3 thìa cà phê.
Lá húng chanh
Loại lá này còn có tên gọi khác là rau tần dày lá, rau thơm lông. Loại lá này có vị cay, tính ấm. Lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng tiêu độc, trừ đờm. Chính vì vậy mà loại lá này được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng.

Nguyên liệu: 14 – 15 lá húng chanh, 4 – 5 quả quất xanh.
Cách làm:
- Cách 1: Giã dập lá húng rồi trộn với 10ml nước sôi. Để cho ngấm rồi bạn gạn lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần.
- Cách 2: Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp ra bát, thêm vào lượng đường phèn vừa đủ và đem đi hấp cách thủy khoảng 20 phút. Bạn uống liên tục mỗi ngày 1 – 2 lần cho đến khi hết ho.
Bạn lưu ý, bài thuốc dân gian này chỉ có công dụng khi bệnh vừa mới phát, vi khuẩn còn “thường trú” vùng hầu họng. Nếu ho lâu ngày, vi khuẩn đã “di cư” xuống phế quản, phổi thì nên đi khám bác sĩ để có thuốc uống phù hợp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đổ một nắm muối vào bồn cầu, chờ 2 tiếng – điều kỳ diệu sẽ xảy ra!
CLIP: 11 giây kinh hoàng, em bé rơi khỏi cầu trượt cao và phản xạ nhanh của người cha đã cứu nguy trong tích tắc
Video người đàn ông Hàn Quốc nhảy qua cây cầu gãy nối hai tháp chọc trời ở Bangkok trong trận động đất để tìm vợ con
‘Nàng tiên cá’ bị cá mập tấn công đến tàn phế trong thủy cung
Trà hoa vàng “Vàng ròng” của thiên nhiên, dược liệu quý được săn lùng