3 thói quen trong bữa cơm dễ làm lây lan virus, hại dạ dày mà người Việt nên thay đổi ngay
Thận sợ ‘3 trắng’, gan sợ ‘5 thứ’, dạ dày sợ ‘1 điều’, tránh được thì cơ thể khỏe mạnh, tuổi thọ kéo dài / Đậu xanh nấu theo cách này chỉ 2 phút là chín nhừ, đơn giản vậy mà nhiều người không biết
Chấm chung bát nước mắm
Mâm cơm của các gia đình Việt gần như không thể thiếu bátnước mắm. Nó được đặt ở giữa mâm cơm để cả nhà cùng chấm thức ăn. Tuy nhiên, đây là thói quen mà các chuyên gia không đánh giá cao.
TS Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam) cho hay, nếu cả nhà dùng chung bát nước chấm sẽ làm gia tăng nguy cơ lây lan virus, vi khuẩn. Nguyên nhân là do khi dùng đũa, nước bọt từ miệng chuyển sang đầu đũa sẽ dính vào phần nước chấm chung. Khi đó, các loại virus như Herpes, vi khuẩn HP sẽ lây lan từ người này sang người khác.
Trong đó, vi khuẩn HP là đáng sợ nhất. Loại vi khuẩn này tồn tại trong nước bọt, cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh. Rất khó để phát hiện việc nhiễm HP vì vi khuẩn này phát triển âm thầm. Nó là nguyên nhân khởi phát của các cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày, loét dạ dày...
Theo các chuyên gia, nhiều trường hợp nhiễm vi khuẩn HP ở Việt Nam là chấm chung bát nước mắm, ăn chung đũa... Do đó, tốt nhất mỗi người nên có một bát nước chấm riêng, kể cả nước mắm hay bột canh, tương ớt...
Gắp thức ăn cho nhau
Người Việt thường có thói quen gắp thức ăn mời khác. Tuy nhiên, giống như bát nước chấm chung, virus, vi khuẩn dính trên đầu đũa của người này có thể bám vào thức ăn và truyền cho người khác.
Bác sĩ Cao Hồng Phúc (Học viện Quân Y) cho biết: "Trong khoang miệng và trong hệ tiêu hóa có chứa rất nhiều vi khuẩn, khi chúng ta dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác, vi khuẩn này sẽ đi theo dịch tiêu hóa bám trên đũa và dính vào thức ăn của người đối diện, trong đó có thể là vi khuẩn HP, viêm gan A, viêm gan E, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn quai bị…".
Theo các chuyên gia, bình thường vi khuẩn HP không gây hại. Tuy nhiên, đối với những người bị viêm loét dạ dày thì nó có thể gây ra tình trạng loét nặng hơn.
Do đó, dù quý mến nhau đến mấy chúng ta cũng không nên dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác. Nếu muốn lịch sự, có thể dùng đũa sạch hoặc đổi đầu đũa để gắp thức ăn.
Mớm thức ăn cho trẻ nhỏ
Đây là thói quen vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ. Ở Việt Nam, người lớn thường cho cơm và thức ăn vào miệng, nghiền nát sau đó bón lại cho trẻ. Thói quen này gây mất vệ sinh đồng thời vô tình khiến trẻ bị lây nhiễm nhiều bệnh từ người mớm cơm.
Một số bệnh mà trẻ có thể nhiễm khi ăn cơm mớm là viêm gan, vi khuẩn HP, bệnh màng não cầu.
Các chuyên gia khuyên rằng, đối với trẻ nhỏ chưa thể tự nhai, bố mẹ nên cho ăn cháo, ăn bột... thay vì nhai, mớm đồ ăn cho con.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ