Đời sống

3 trường hợp bà bầu không nên ăn hạt sen

Hạt sen rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu bà bầu đang bị huyết áp cao, táo bón... thì không nên ăn loại hạt này.

Lợi ích tuyệt vời của vỏ trái cây đối với sức khỏe, rất ít người biết / Tại sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa nhiều?

Thành phần dinh dưỡng của hạt sen

3 trường hợp bà bầu không nên ăn hạt sen

Bà bầu bị huyết áp cao thì không nên dùng hạt sen. Nguồn ảnh: Internet

Trong 100g hạt sen sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 332 calorie, 17 – 18g protein, 63 – 68g carbohydrate, 1,9 – 2,5g chất béo, còn lại là các thành phần khác như nước (14%) và các khoáng chất tốt cho sức khỏe (chủ yếu là natri, kali, canxi, phốt pho, mangan). Ngoài ra, hạt sen còn chứa một lượng vitamin B dồi dào, đặc biệt là thiamine (vitamin B1).

Trường hợp bà bầu không nên ăn hạt sen

Huyết áp cao

Bà bầu bị huyết áp cao, nóng trong người không nên ăn hạt sen. Ăn hạt sen lúc này có thể gây tổn hại đến thai nhi của họ.

Người bị táo bón

 

Hạt sen có tính nóng, vì vậy nếu mẹ bầu bị táo bón, phân khô thì không nên ăn hạt sen.

Không nên ăn tâm sen khi đói

Tâm sen có vị đắng, tính hàn. Vì vậy, bạn không nên ăn tâm sen khi bị đói. Tâm sen thường được dùng để làm trà. Uống tâm sen lâu dài không tốt cho những người có thể chất yếu như bà bầu.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu hạt sen

Bà bầu có được ăn hạt sen không còn tùy thuộc vào lượng sử dụng. Mặc dù hạt sen đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng mỗi ngày, bà bầu chỉ nên ăn 2 – 3 nhúm hạt sen. Nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến:

 

Chứng đầy hơi, táo bón và khó tiêu.

Nếu bị đái tháo đường, bạn nên tránh ăn quá nhiều vì hạt sen có xu hướng làm giảm lượng đường trong máu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm