4 dấu hiệu bất thường trên mặt cảnh báo bệnh gan, khám nhanh kẻo 'hết đường cứu'
Thực phẩm bảo vệ và làm sạch phổi, ngăn ngừa các bệnh hô hấp / Những loại trái cây giúp giảm cân, đốt cháy mỡ bụng "thần tốc"
Môi xỉn màu
Đối với người khỏe mạnh, môi luôn ẩm mịn, hồng hào bởi lớp da dưới môi được bao phủ bởi một hệt thống chằng chịt các mạch máu nhỏ (mao mạch).
Tuy nhiên, khi gan hoạt động không hiệu quả, chức năng tạo mạch máu của cơ thể bị suy giảm, dẫn tới khả năng lưu thống máu cũng giảm theo. Khi đó, môi sẽ không có màu hồng tươi hoặc đỏ tươi) mà chuyển sang nhợt nhạt.
Ảnh minh họa
Da môi bong tróc
Môi bong tróc thường liên quan đến việc cơ thể thiếu nước, thời tiết hanh khô. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xảy ra do rối loạn chức năng chuyển hóa ở gan.
Gan có chức năng giải độc cơ thể. Một khi nó không thể thực hiện chức năng này một cách hoàn chỉnh, các chất độc trong cơ thể không được đào thải kịp thời. Gan bị tổn thương, máu cũng sẽ chứa độc tố đến các bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả môi. Khi đó, môi thường có biểu hiện khô ráp, không hồng hào.
Da mặt tối, mọc mụn trứng cá
Khi gan bị tổn thương, chất độc không được đào thải mà tích tụ lại trong cơ thể và khiến sắc mặt thay đổi. Da không còn sáng mà xỉn màu, thậm chí nó còn khiến mụn trứng cá xuất hiện ồ ạt. Nguyên nhân là do chất độc lưu lại trong cơ thể gây mất cân bằng hormone và rối loạn nội tiết.
Mắt chuyển sang màu vàng
Khi gan bị bệnh, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là mắt chuyển sang màu vàng. Khi bị viêm gan A, viêm gan B cấp tính, mức độ màu vàng ở màng cứng sẽ khác nhau. Nếu có vòng sắc tố giác mạc, đó là dấu hiệu của bệnh Wilson.
Ngoài ra, nghiên cứu còn nhận thấy thực trạng hơn một nửa số bệnh nhân bị xơ gan sẽ có triệu chứng vàng mắt do gan không làm việc khiến dịch mật không được bài tiết và làm tăng bilirubin trong cơ thể.
Do đó, nếu thấy mắt chuyển sang màu vàng, bạn nên đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt.
4 thói quen khiến bệnh gan đến nhanh
Uống rượu thời gian dài
Khi rượu đi vào cơ thể, chỉ có 10% chất cồn được tiêu hóa ở dạ dày, 90% được chuyển hóa tại gan. Sản phẩn của quá trình oxy hóa rượu tại gan sẽ thúc đẩy quá trình tổng hợp chất béo, làm quá trình phân hủy axit béo bị cản trở, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Uống rượu trong thời gian dài sẽ gây rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể và dẫn tới viêm gan do rượu.
Thức khuya
Thức khuya trong thời gian dài sẽ làm tổn thương gan nghiêm trọng. Thiếu ngủ hoặc ngủ quá ít sẽ làm gan ngày một suy yếu, dẫn tới rối loạn chuyển hóa nội tiết, rối loạn chức năng hệ thần kinh, giảm khả năng miễn dịch và tổn thương chức năng gan.
Uống thuốc bừa bãi
Các loại thuốc chỉ nên dùng khi có sự chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ. Việc tự ý uống những loại thuốc như kháng sinh, giảm đau... có thể dẫn tới quá liều và làm tổn thương gan cấp tính.
Ăn thực phẩm bị mốc
Thực phẩm bị mốc sẽ sinh ra chất độc aflatoxin. Đây là chất làm tổn thương gan cực kỳ mạnh. Do đó, khi thấy thức ăn bị mốc... bạn cần vứt chúng đi ngay, tránh sử dụng kẻo rước bệnh vào người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết