Đời sống

4 loại rau, củ không nên ép nước

Bông cải xanh, quả dứa... là thực phẩm bạn không nên sử dụng để ép nước.

Nước ép cà chua và lợi ích cho sức khỏe / Bất ngờ với những lợi ích của nước ép quả bầu

Ưu điểm lớn nhất của nước ép rau củ

Bổ sung vitamin và khoáng chất

4 loại rau, củ không nên ép nước

Không nên sử dụng bông cải xanh để ép nước. Nguồn ảnh: Internet

Bạn nên ăn trái cây và rau quả mỗi ngày vì đó là cách tốt để đưa vitamin và khoáng chất vào cơ thể. Mỗi ngày bạn nên ăn từ hai tới ba loại trái cây và bốn loại rau. Hãy chọn các loại rau và hoa quả có nhiều màu sắc khác nhau vì chúng cung cấp những loại vitamin và khoáng chất khác nhau mà cơ thể cần.

Bổ sung chất xơ

Khi bạn uống nước trái cây ép, bạn không nhận được toàn bộ chất xơ trong trái cây và rau quả. Máy ép trái cây sẽ ép lấy nước và bỏ lại một phần bã chứa rất nhiều chất xơ. Vì vậy hãy lưu ý bù thêm lượng chất xơ từ những nguồn khác hoặc đơn giản chỉ là bổ sung thêm rau vào bữa ăn chính hàng ngày.

Rau, quả không nên ép nước

Bông cải xanh

 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ trả lời trên tờ Indiatimes: Bông cải xanh là loại rau đầu tiên không nên dùng làm nước ép. Ai cũng thích chúng vì có lượng calo thấp, lại chứa nhiều vi chất dinh dưỡng như vitamin C và K1, kali và mangan. Tuy nhiên, nước ép bông cải xanh, hay sinh tố bông cải xanh rất khó tiêu hóa, có thể gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, nôn nao, thậm chí buồn nôn

Trái bơ

Trái bơ không chứa nhiều nước trái cây, vì vậy chúng thích hợp để làm sinh tố hơn là làm nước ép. Việc sử dụng bơ để ép nước có thể làm lãng phí dinh dưỡng quý giá của loại quả này.

Dứa

Dứa là một loại trái cây có vị ngọt, thơm lừng, bên cạnh đó chúng cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy ăn dứa rất có lợi cho cơ thể nhưng việc dùng dứa làm nước ép sẽ làm lãng phí dinh dưỡng quý báu của chúng. Nước ép dứa lấy đi phần lớn dinh dưỡng của trái cây, để lại cho bạn rất nhiều đường, có thể khiến lượng đường trong máu và mức insulin của bạn tăng lên đáng kể. Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo việc tiêu thụ quá nhiều nước ép dứa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

 

Quả lê

Theo trung tá, lương y Phạm Anh Đào (Hội Đông Y Việt Nam): Theo Đông y, quả lê vị chua ngọt. Tuy nhiên, những người nhạy cảm với fructose thì không nên uống nước ép lê. Quả lê chứa sorbitol, một dạng đường không tiêu hóa có thể gây ra tiêu chảy.

Lưu ý điều gì khi sử dụng nước ép rau quả

Nên sử dụng các loại rau quả để làm nước ép như: rau cần tây, táo, củ dền, dưa chuột, cà rốt...

Không nên pha thêm đường vào nước ép rau củ vì sẽ khiến cơ thể bị thừa đường, có thể gây tăng cân, béo phì, tiểu đường...

 

Không nên hâm nóng nước ép rau củ sẽ làm các loại vitamin, khoáng chất dễ bốc hơi, mất đi lượng lớn vitamin

Không nên uống nước ép lúc bụng đói đặc biệt là những loại trái cây có vị chua như cam, dứa vì axit trong trái cây sẽ rất hại dạ dày.

Không nên uống nước ép rau củ để quá lâu trong tủ lạnh. Nên uống ngay sau khi ép xong để đảm bảo dưỡng chất.

Nên mua các loại rau củ còn tươi, không có dấu hiệu bị hỏng, dập

Nên uống nước ép trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30-60 phút

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm