4 loại rau củ tốt cho sức khỏe nhưng ăn không đúng cách có thể làm tổn thương gan thận
Thực đơn cơm chiều: Món tuyệt ngon / 6 loại rau họ cải phụ nữ từ 40 nên ăn mỗi ngày: Càng ăn càng trẻ khỏe lại còn sống thọ
Các loại đậu
Các loại đậu/đỗ chứa nhiều dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều gia đình chưa chế biến đậu đúng cách. Thông thường, đậu được rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào nồi nấu nhanh để giữ được độ giòn ngon. Tuy nhiên, như vậy đậu chỉ có bên ngoài bắt mắt nhưng bên trong chưa chín hẳn.
Ảnh minh họa.
Nhiều người cho rằng đậu phải giòn sần sật mới ngon nhưng đậu sống lại có hại cho cơ thể. Các loại đậu chứa 1 số chất như phytohemagglutinin, độc tố glycosid, chất ức chế protease… gây hại cho sức khỏe như làm rối loạn đường tiêu hóa và dạ dày, rối loạn chuyển hóa ở gan. Do đó, khi chế biến đậu, bạn cần phải đảm bảo nấu chín chúng hoàn toàn cả bên trong lẫn bên ngoài.
Rau chân vịt
Rau chân vịt có chứa rất nhiều diệp lục và các chất dinh dưỡng khác, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại rau này có chứa một lượng lớn axit oxalic. Hàm lượng lớn canxi oxalic khi đi vào cơ thể, gặp canxi sẽ sinh ra canxi oxalat. Nó không chỉ gây ra cá phản ứng khó tiêu ở đường tiêu hóa mà còn khiến gan bị tăng gánh nặng chuyển hóa.
Nước sôi ở nhiệt độ cao có thể giúp axit oxalic hòa tan trong nước nhanh hơn. Do đó, bạn có thể chần rau qua nước sôi một lần trước khi chế biến để giảm lượng axit oxalic.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ cũng là thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý đến cách chế biến của loại thực phẩm này. Không nên ăn mộc nhĩ tươi vì nó chứa chất morpholine, sau khi ăn rất dễ gây ngứa ngáy, phù nề, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hoại tử daĐây cũng là lý do trên thị trường chỉ bán mộc nhĩ khô chứ rất hiếm khi có mộc nhĩ tươi. Bạn không nên ăn mộc nhĩ khi còn tươi. Chỉ nên dùng loại đã được phơi khô. Quá trình phơi khô sẽ làm các chất có hại bị phân hủy và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Trước khi ăn, bạn chỉ cần ngâm mộc nhĩ khô với nước ấm hoặc nước lạnh là được.
Quá trình ngâm mộc nhĩ cũng cần lưu ý. Nếu ngâm quá lâu sẽ làm mộc nhĩ bị nhiễm khuẩn, sinh nấm mốc cực kỳ độc hại. Nếu tiêu thụ loại mộc nhĩ ngâm quá lâu trong thời gian dài sẽ làm các tế bào gan bị phá hủy, gây ung thư.
Khoai tây mọc mầm
Khoai tây là nguyên liệu phổ biến trong nhiều món ăn. Khoai tây có thể để được rất lâu nên được nhiều người mua về tích trữ trong nhà. Tuy nhiên, việc để lâu có thể khiến khoai tây bị mọc mầm. Khoai tây mọc mầm có thể sinh ra các chất độc hại cho cơ thể.
Khi khoai tây mọc mầm, tinh bột chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha. Đây là hai chất có thể gây ngộ độc cho người. Việc cắt bỏ phần mọc mầm cũng không thể loại bỏ hoàn toàn lượng chất độc đã sản sinh trong củ khoai tây. Vì vậy, cách tốt nhất là nên vứt bỏ củ khoai đã mọc mầm đi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người