Đời sống

4 thực phẩm hâm lại bằng lò vi sóng sẽ "rước họa vào thân"

Sự vô ý trong quá trình sử dụng lò vi sóng khiến chúng ta "rước họa vào thân".

Sai lầm khi nấu canh xương vừa hôi, vừa mất vị / Cách 'cứu' món ăn bị mặn không cần thêm nước

Thịt chế biến

4 thực phẩm hâm lại bằng lò vi sóng sẽ "rước họa vào thân"

Bạn không nên cho thịt chế biến vào lò vi sóng.

Đầu tiên, thịt chế biến không phải là loại thực phẩm bổ dưỡng nhất vì chúng chứa nhiều muối, chất phụ gia, hóa chất và chất bảo quản. Khi bạn thêm bức xạ vi sóng vào thịt, mức cholesterol của bạn có thể tăng lên, dẫn đến vấn đề về tim. Cách an toàn nhất để làm nóng dăm bông và xúc xích của bạn là rán lại bằng chảo hoặc nướng trên bếp.

Trứng luộc

Khi bạn hâm nóng một quả trứng luộc trong lò vi sóng, hơi nước tích tụ từ các phân tử nước gây ra sự tích tụ áp suất. Vì trứng có màng và vỏ mỏng nên chúng không thể giữ được tất cả áp suất, điều này có thể dẫn đến nổ trong lò vi sóng, trên đĩa của bạn hoặc thậm chí khi bạn cắn.

Cà rốt

Mặc dù cà rốt có thể được nấu chín và làm nóng trong lò vi sóng, nhưng cà rốt sống, đặc biệt là những loại vẫn còn vỏ có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nếu cà rốt không được rửa đúng cách và còn cặn bẩn, các khoáng chất trong đất có thể gây ra tia lửa, gây hư hỏng nghiêm trọng cho lò vi sóng của bạn nếu nó liên tục xảy ra.

 

Ớt khô

Chất capsaicin trong ớt rất dễ bay hơi và không ổn định, khi cho vào lò vi sóng để làm nóng rất dễ bắt lửa. Hơn nữa, mở cửa lò vi sóng sau khi làm nóng, các hóa chất từ ớt sẽ phát ra, gây kích ứng, cay mắt và cổ họng.

Một vài lưu ý khi sử dụng lò vi sóng

Lò vi sóng có thể giúp khử trùng

Lò vi sóng có thể phát ra nhiệt độ cao đến 250 độ C ngay lập tức và tất cả các loại vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt chỉ trong 1 phút. Có thể sử dụng lò vi sóng để khử trùng một số vật dụng trong gia đình, ngoại trừ các đồ dùng được liệt kê ở trên.

 

Không đặt trong phòng ngủ, phòng khách

Không đặt lò vi sóng trong phòng ngủ bởi bức xạ điện tử của lò sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, nó sẽ gây nhiễu các thiết bị điện tử như TV nếu đặt trong phòng khách. Đồng thời, chú ý không che đậy lò vi sóng bằng các vật phẩm.

Khi lò vi sóng hoạt động, nên đứng cách xa

Sau khi bật cho lò vi sóng hoạt động, nên cách lò vi sóng ít nhất 1 mét để tránh cơ thể tiếp nhận bức xạ quá mức.

Nên cắt nhỏ thực phẩm trước khi hâm nóng

 

Lò vi sóng không thích hợp để làm nóng các thực phẩm có kích thước lớn. Tốt nhất nên chia, cắt thức ăn thành những miếng nhỏ hơn 5cm. Hình dạng thực phẩm càng đều nhau, thực phẩm sẽ được làm nóng toàn diện hơn, đồng đều hơn.

Lò vi sóng có gây ung thư?

Có rất nhiều ý kiến trái chiều rằng lò vi sóng sẽ gây ung thư. Trên thực tế, lò vi sóng có hoạt động giống như một sóng điện từ, về cơ bản giống như sóng vô tuyến, tia hồng ngoại. Chúng chỉ khác nhau về tần số. Tần số của lò vi sóng cao hơn sóng điện từ, thấp hơn tia hồng ngoại. Sóng điện từ ở dải tần số này không gây ung thư.

Ngoài ra, bất kể phương pháp làm nóng với nhiệt độ quá cao khoảng 200 độ C trở lên đều có thể gây ra chất gây ung thư. Ví dụ như trên 200 độ, protein có thể tạo ra chất gây ung thư như amin dị vòng.

Nếu lò vi sóng được sử dụng để hâm nóng thức ăn, không cần cho nhiệt độ cao quá 100 độ C, sẽ không gây xuất hiện các chất gây ung thư.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm