5 nguyên nhân khiến phái đẹp chậm kinh, mất kinh
Tại sao bạn bị tăng cân kỳ kinh nguyệt / Muốn giàu lên nhờ kinh doanh, đừng bỏ qua 5 công việc ‘1 vốn 4 lời’ này
Trong trường hợp đang cố gắng có em bé, mất kinh là điều nhiều phụ nữ cũng mong đợi. Tuy nhiên, khi chuyện sinh em bé không nằm trong kế hoạch, muộn ngày “đèn đỏ” là điều khiến nhiều phụ nữ lo lắng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây
Giảm cân quá nhiều hoặc luyện tập thể thao quá sức
Chậm kinh có thể do thói quen giảm cân quá nhiều
Bác sĩ Dweck tác giả của cuốn “Vis for Vagina” cho biết trễ kinh là một nguyên nhân phụ nữ thường gặp. Nếu chỉ số BMI đột ngột giảm xuống dưới 18 hoặc 19, rất có thể nữ giới có thể sẽ bị mất kinh. Thói quen chán ăn, ăn uống vô độ, những sự kiện thể thao yêu cầu cơ thể phải luyện tập nhiều hơn bình thường cũng gây tình trạng này.
Ông Dweck cho biết: "Cơ chế tự nhiên cơ thể có khả năng ngăn cản việc mang thai khi đang căng thẳng cực độ. Cơ thể sẽ ngăn sự rụng trứng, không sản sinh nhiều estrogen, không thể làm dày thành tử cung. Kết quả là phụ nữ sẽ không có kinh”.
Thường xuyên bị căng thẳng
Một biến cố làm chấn động cuộc sống của nữ giới có thể dẫn đến vô kinh. Dweck giải thích: "Trong não bộ, vùng dưới đồi chính là nơi sản sinh các hormone giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Vùng dưới đồi bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự căng thẳng.
Nguyên nhân gây chậm kinh, trễ kinh một phần là do căng thẳng thần kinhVì vậy, nếu đang đối mặt với những thách thức lớn như gia đình có tang, cuộc chia tay đau buồn, hoặc bất kỳ biến cố nào gây nhiều biến động, thì đó có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này".
Tuyến giáp bất thường
Tuyến giáp nằm ở cổ, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và tương tác với nhiều hệ thống khác để giữ cho cơ thể luôn vận hành tốt. Ông Dweck nói: "Nếu cơ thể đang bị mất cân bằng tuyến giáp, dù đó là sự suy giảm hoặc tăng cường hoạt động của tuyến này cũng ảnh hưởng đến chu kỳ”. Nếu nhận thấy các triệu chứng khác của rối loạn tuyến giáp, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Thuốc tránh thai
Sự “mất tích” của một chu kỳ kinh nguyệt có thể đơn giản do tác dụng phụ của biện pháp tránh thai đang áp dụng. Một số loại thuốc tránh thai liều thấp sẽ làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Điều này không hề nguy hiểm và nhiều khi còn là một tác dụng phụ tốt.
Các phương pháp như dùng vòng tránh thai chứa nội tiết, que cấy tránh thai dưới da hoặc thuốc tiêm cũng mang lại kết quả tương tự. Nếu ngừng sử dụng biện pháp tránh thai thì trong vài tháng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại như bình thường mà không có vấn đề gì.
Mãn kinh sớm
Phụ nữ có thể bị suy buồng trứng sớm, là tình trạng hai buồng trứng ngừng hoạt động khi người phụ nữ chưa đến 40 tuổi, khiến giảm khả năng sinh sản và chu kỳ kinh bất thường. Ngoài việc mất kinh, dấu hiệu của chứng suy buồng trứng sớm là người nóng bừng, đổ mồ hôi đêm và khô “vùng kín”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài
Trưng quất, đào, mai ngày Tết thế nào cho đúng phong thủy? Người mệnh Kim, Thủy nên chọn quất hay đào để đắc lộc cả năm?