Đời sống

5 sai lầm khi kèm con học cha mẹ nên từ bỏ ngay

Để con phát huy được hết khả năng của mình bố mẹ cần khắc phục những sai lầm dưới đây trong việc kèm con học.

Cách làm tai heo cuộn ngũ vị giòn ngon sần sật cho ngày Tết / Tuyệt chiêu luộc thịt vịt ngon không bị tanh, ai cũng thích

Học ở bất kỳ chỗ nào

5 sai lầm khi kèm con học cha mẹ nên từ bỏ ngay

Ảnh minh họa.

Khi giúp con làm bài tập, cha mẹ nên chọn vị trí học cố định như phòng riêng hoặc bàn học của trẻ. Bạn không nên vừa nấu ăn vừa bảo con ngồi học tại bàn bếp và giảng bài vì cả hai không thể tập trung, ảnh hưởng đến tiến độ bài tập và sự tiếp thu của con. Tiêu chí để tổ chức góc học tập hiệu quả bao gồm: đủ ánh sáng, thoáng đãng, hạn chế tối đa tiếng ồn.

Đánh giá chất lượng bài tập

Bạn không nên phàn nàn, nghi ngờ về số lượng bài tập do giáo viên giao. Nếu đánh giá bài tập khó hơn trình độ hiện tại của trẻ, bạn có thể kiến nghị riêng với giáo viên. Tuy nhiên, nếu bài tập phù hợp với trình độ, hãy giúp con hoàn thành mà không kêu ca.

Những lời phàn nàn, chỉ trích từ phía phụ huynh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quan điểm và động lực học tập của con. Những trao đổi nên diễn ra riêng biệt giữa phụ huynh và giáo viên, nhà trường, khi không có mặt trẻ.

Nhận điểm “A” ở trường là tốt, điểm “C” là tồi tệ

 

Việc áp đặt trẻ luôn phải đạt điểm “A” ở tất cả các môn có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng và áp lực. Điều cha mẹ cần làm là giải thích cho con rằng, thất bại không phải điều gì tồi tệ và chúng vẫn được cha mẹ lắng nghe, yêu thương trong mọi trường hợp.

Một nhà tâm lý học lâm sàng TS. Stephanie O'Leary cho rằng, thất bại đôi khi lại có lợi cho trẻ. Điều này sẽ dạy cho trẻ cách đối phó với những tình huống tiêu cực, trau dồi kinh nghiệm sống và giúp trẻ tìm ra giải pháp trong những tình huống khó khăn mà không sợ thất bại.

Liên tục thúc giục, than phiền

Chỉ cần nhìn thấy con trẻ đang lúc rảnh rỗi hoặc đang giải trí, nhiều bậc cha mẹ sẽ không ngừng thúc giục, than phiền, mà nội dung trong những câu nói của họ luôn lấy việc học làm trung tâm. Ví dụ như:

"Con chơi đủ rồi đấy, đi làm bài tập ngay đi!".

 

"Đừng có xem tivi nữa, lo mà làm bài tập đi!".

Thói quen than phiền, thúc giục này không những vô dụng mà còn khiến trẻ có ý nghĩ tiêu cực: "Cha mẹ càng ép, con càng không muốn học!".

Hậu quả là các em sẽ nảy sinh tâm lý chống đối việc học hành, học một cách qua loa đại khái, đối phó.

Thường xuyên quở trách, chê bai

"Con chẳng làm được việc gì nên hồn cả!".

 

"Có mỗi việc học thôi mà con cũng không học giỏi được hay sao?".

Đó là những lời trách móc "cửa miệng" của không ít các bậc phụ huynh mỗi khi không hài lòng với thành tích học tập của con mình.

Cũng chính bởi tâm lý quan trọng thành tích, nhiều cha mẹ luôn có thói quen quở trách, thậm chí lôi kết quả học tập ra để nói tới mọi vấn đề, tìm cách phê bình trẻ trên nhiều phương diện khác chẳng mấy liên quan.

Trách mắng là phương pháp giáo dục sai lầm nhất khiến sự nghiệp học hành của con bạn bị phá hủy nhanh chóng.

Bởi những lời quở trách của các bậc cha mẹ sẽ làm kìm hãm tính tích cực trong học tập, khiến các em mất đi hứng thú với việc học.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm