6 điều cấm kỵ khi ăn hải sản mà rất nhiều người Việt vẫn mắc phải, số 1 cực kì nguy hiểm
Mách bạn công thức làm muối ớt xanh chấm hải sản ngon khó cưỡng / Top 10 hải sản ngon nhất đất Việt được sách Kỷ lục ghi nhận
Luộc, hấp hải sản đông lạnh
Bạn nên hạn chế luộc hay hấp những loại hải sản trữ quá lâu trên ngăn đá. Nó thích hợp để xào, chiên hơn bởi sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, hương vị không còn…
Cần làm sạch và tan mùi tanh thường có của hải sản bằng hành, tỏi, sả, ớt... Khi ăn hải sản, nên chế biến và ăn càng sớm càng tốt và ở nhiệt độ cao sẽ an toàn cho sức khỏe hơn, ăn lúc còn nóng thì nhiều dinh dưỡng hơn để nguội.
Vừa ăn hải sản vừa uống bia hay dùng vitamine C
Uống bia với hàm lượng lớn và ăn cùng hải sản sẽ gây bệnh guot. Ngoài ra, các loại tôm, cua, nghêu, sò, ốc đều dễ tạo thành chất kết tủa và khi uống bia vào bia sẽ làm cho các chất kết tủa ấy không thải ra khỏi cơ thể.
Cùng với đó, các loại nước uống có chứa vitamine C cũng nên tránh dùng với hải sản đặc biệt là tôm. Khoa học chứng minh các loại động vật giáp xác như tôm khi ăn kết hợp với một lượng vitamine C có thể dẫ tới tử vong vì nó chuyển hóa thành chất độc hại với cơ thể người. Một diều cần nhớ nữa là lúc chế biến hải sản nên thêm vào chút giấm gạo để tiêu độc.
Uống trà ngay sau khi ăn hải sản dễ kết sỏi
Lá trà xanh chứa nhiều axit tannic dễ kết hợp với canxi trong hải sản và hình thành canxi khó hoàn tan. Vì thế cùng lúc ăn hải sản không nên uống trà ngay. Nếu uống trà có thể cách nhau 2 – 3 tiếng sau ăn.
Ăn hoa quả sau khi ăn hải sản
Nhiều người thích ăn hoa quả tráng miệng sau ăn đặc biệt là ăn hải sản, tuy nhiên theo chuyên gia việc ăn hải sản xong rồi ăn luôn hoa quả không tốt cho tiêu hóa.
Tuyệt đối không ăn hải sản khi chưa được nấu chín kỹ
Với hải sản, chúng ta có cực kỳ nhiều cách chế biến khác nhau. Trong đó ăn sống, làm gỏi được khá nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên bạn có biết, trong hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có thể gây ra các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, sốt, nhức đầu nếu vô tình ăn phải? Loài vi khuẩn nguy hiểm này có khả năng chịu nhiệt cao lên tới hơn 80 độ C. Chính vì vậy, nếu bạn ăn hải sản chưa được chế biến chín kỹ sẽ vô tình đưa loài vi khuẩn có hại này vào trong cơ thể và nguy cơ bị ngộ độc rất cao. Do đó, khi chế biến hải sản, cần phải đun sôi nước tầm 4 – 5 phút để khử trùng sạch sẽ.
Trong thịt cua sống có chứa nang trùng có tên “lungfluke” hay còn gọi là đỉa phổi. Nếu không chế biến kỹ, khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn sống theo kiểu tái, gỏi sẽ rất dễ bị nhiễm lungfluke. Chúng sẽ ký sinh trong phổi, kích thích phá hoại các cơ quan trong phổi khiến bạn bị ho ra máu, thậm chí nặng hơn có thể xâm nhập lên não gây co giật, bại liệt hết sức nguy hiểm.
Không ăn hải sản đã chết hoặc chế biến từ lâu
Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.
Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…). Vì vậy, khi ăn bạn hãy chọn hải sản tươi sống để đem lại giá trị dinh dưỡng cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bắt đầu lập đông, từ ngày 7/11, các con giáp sẽ gặp nhiều may mắn, vận may thăng hoa, Niết bàn sẽ tái sinh!
Bàng hoàng phát hiện bí mật trong tủ chén, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu thay đổi đầy bất ngờ!
Loài hoa này có tên rất hay và mang ý nghĩa đẹp nhưng đại kỵ khi đặt lên ban thờ thắp hương
Vì món nợ ân tình 20 năm trước, bố ép tôi lấy người đàn ông 'điên' còn mẹ quỳ khóc khuyên đừng hủy hoại cuộc đời
Bí ẩn 800 triệu trên bàn thờ người chồng vừa khuất: Cú sốc lớn khi sự thật được hé lộ
Mỗi tháng chỉ tiêu 10 triệu vẫn bị chồng chê hoang phí, mẹ chồng không ngừng cằn nhằn: Cuộc chiến làm dâu quá mệt mỏi!