Đời sống

7 loại nước tuyệt đối không uống khi vừa thức dậy

Sau một đêm thức dậy cơ thể cần được bổ sung nước nhưng nếu uống những loại nước này thì chẳng những khiến bạn chóng già mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

5 loại nước chống lão hóa mà chị em ngoài 30 cần uống mỗi ngày để da đẹp căng / 4 dấu hiệu bất thường trên mặt cảnh báo bệnh gan, khám nhanh kẻo 'hết đường cứu'

Nước trà để qua đêm

Nước trà để qua đêm có thể hình thành nhiều vi khuẩn và nấm. Các thành phần dinh dưỡng có trong nước trà như polyphenol, vitamin có thể bị oxy hóa khiến nước trà mất đi giá trị dinh dưỡng và khiến nó trở thành một thứ nước gây hại.

Buổi sáng vừa thức dậy bụng còn đói, nếu uống trà thì trà sẽ trực tiếp đi thẳng vào dạ dày. Lượng caffeine có trong trà rất cao, sẽ gây tim đập nhanh, gây cảm giác bất an hoảng loạn.

Đồ uống chứa nhiều đường

Các loại đồ uống có đường không thể cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể con người vào buổi sáng. Thậm chí chúng còn đẩy nhanh quá trình đào thải canxi trong cơ thể.

Bên cạnh đó, đồ uống có ga chứa nhiều đường fructose. Chỉ cần uống một cốc thì lượng đường tiêu thụ cũng đã vượt quá số giới hạn cho phép hàng ngày. Nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ dẫn đến béo phì và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường.

Nước đá lạnh

Uống nước đá lạnh vào buổi sáng sau khi thức dậy là sở thích của nhiều người, đặc biệt là vào mùa hè. Lúc này cơ thể vẫn chưa hoạt động bình thường, nước đá dễ gây co mạch niêm mạc dạ dày, làm ảnh hưởng và kích thích tiêu hóa. Hậu quả của nó là khiến bạn đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy.

Buổi sáng thức dậy không nên uống mật ong
Ảnh minh họa

Nước mật ong

Uống nước mật ong khi bụng trống sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Đối với người không dung nạp đường fructose còn có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Bên cạnh đó, mật ong chứa nhiều đường có thể gây lượng đường trong máu tăng cao. Nếu bệnh nhân tiểu đường, đường huyết cao sử dụng mật ong vào lúc đói bụng thì rất nguy hiểm.

Nước đun sôi để nguội lâu ngày

Nước đun sôi để nguội vốn lành tính và an toàn nhưng nếu chúng đã được đun sôi trên 2 ngày thì các chất hữu cơ có chứa ni-tơ sẽ tiếp tục chuyển hóa thành nitrit. Nước được lưu trữ quá lâu sẽ khó tránh khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn, làm tăng tốc độ phân hủy ni-tơ hữu cơ. Đồng thời việc làm này còn có thể làm chậm lại quá trình vận chuyển oxy và gây ảnh hưởng tới máu.

Nước trái cây

 

Nước trái cây ngọt, chứa nhiều đường nên nếu uống khi bụng đói sẽ khiến bạn mất cảm giác thèm ăn và bỏ qua bữa sáng. Mà bữa sáng lại là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.

Nước muối nhạt

Uống nước muối nhạt có thể khiến lượng muối trong cơ thể tăng quá mức. Thừa muối có thể gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến nhồi máu cơ tim gây tăng huyết áp và căng động mạch.

Bên cạnh đó, thừa muối cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori. Khi thừa muối cơ thể sẽ tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác, từ đó có thể gây loãng xương, sỏi thận và các rối loạn khác do mất các khoáng chất. Thừa muối sẽ làm cho quá trình đào thải canxi tăng lên, khiến xương yếu đi và cũng gây ra bệnh loãng xương, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh.

Đặc biệt đối với người bị bệnh tim mạch, bệnh thận, huyết áp cao không nên dùng nước muối là ly nước đầu tiên sau khi thức dậy bởi rất dễ gây tăng huyết áp.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm