Đời sống

7 lợi ích tuyệt vời của nấm với phụ nữ mang thai

Nấm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng lại có giá cả phải chăng, nên thường được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Đối với phụ nữ mang thai, nấm cũng mang lại những lợi ích bất ngờ.

Đi ngủ sau 11 giờ đêm: 6 căn bệnh nguy hiểm sẽ "hỏi thăm" cơ thể / 7 thực phẩm có vị chua giúp giảm cân hiệu quả

Thời kỳ mang thai, bà bầu có thể ăn những loại nấm lành tính, tránh một số loại nấm độc, nấm lạ gây nhiễm độc và nguy cơ ung thư. Nấm sau khi được nấu chín hoặc sấy khô sẽ cung cấp lượng lớn vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng cho cơ thể bà bầu.

Empty
Ảnh minh họa.

Thường xuyên bổ sung món này vào khẩu phần ăn, bà bầu sẽ nhận được những lợi ích sau:

1. Nguồn cung cấp vitamin B dồi dào

Nấm cung cấp rất nhiều vitamin nhóm B cực kỳ tốt chosức khỏebà bầu và thai nhi, cụ thể: Thiamin (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), niacin (vitamin B3) và axit antothenic (vitamin B5).

Thiamin và riboflavin hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi, làm giảm mệt mỏi, cung cấp năng lượng cho bà bầu. Thành phần riboflavin giúp bà bầu có làn da khỏe khoắn, thị lực được cải thiện, hệ cơ xương chắc khỏe và tác động tốt đến các dây thần kinh. Bên cạnh đó, axit antothenic giúp ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

2. Vitamin D giúp hệ xương khỏe mạnh

 

Thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, đau lưng và có dấu hiệu trầm cảm. Thêm nấm vào các bữa ăn hàng ngày có thể giúp bà bầu nhận được lượng vitamin D một cách tự nhiên. Vitamin D trong nấm giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ tốt lượng canxi, hỗ trợ hệ xương răng chắc khỏe hơn.

3. Cung cấp protein và chất xơ

Protein và chất xơ là hai dưỡng chất cực kỳ dồi dào trong nấm. Protein đóng vai trò trong sự phát triển toàn diện của thai nhi, đặc biệt là hệ cơ bắp. Chất xơ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, giảm thiểu các khó chịu trong thai kỳ cho mẹ bầu.

4. Ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt

Lượng máu gia tăng gấp nhiều lần khi mang thai khiến cơ thể mẹ bầu cần một lượng lớn hemoglobin. Bà bầu ăn nấm sẽ nhận được nguồn sắt tuyệt vời giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, thúc đẩy quá trình sản xuất hemoglobin cùng các tế bào hồng cầu diễn ra trong cơ thể mẹ và cả thai nhi.

 

5. Tăng cường hệ miễn dịch

Hai chất chống oxy hóa selenium và ergothioneine trong các loại nấm làm tăng cường hệ miễn dịch ở bà bầu, giúp phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh thông thường khi mang thai. Nấm còn cung cấp nhiều kẽm, kali, selen cho quá trình trao đổi chất ở cơ thể thai nhi.

6.Tăng cường sự trao đổi chất

Chất béo và protein là hai dưỡng chất sẽ được chuyển hóa rất tốt khi mẹ bầu ăn nấm. Vì thành phần vitamin B của nấm giúp cơ thể đốt cháy carbohydrates và chuyển chúng thành glucose hiệu quả.

7.Chống oxy hóa và cung cấp chất xơ

 

Selen và ergothioneine là các chất chống oxy hóa hiệu quả và chúng có trong thành phần của nấm. Chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào và hạn chế sự hoạt động của các gốc tự do. Do đó, chúng giúp cho tế bào trẻ khỏe hơn, rõ ràng nhất là biểu hiện mạnh khỏe của làn da khi ăn nấm.Bên cạnh đó, nấm cũng cung cấp nhiều chất xơ và vì vậy có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón.

Những điều cần lưu ý khi chế biến nấm cho bà bầu

Empty
Ảnh minh họa.

Không rửa nấm quá kỹ và ngâm nấm lâu dưới nước sẽ làm nấm mất đi hương vị và chất dinh dưỡng, thậm chí có mùi hôi khó ăn đối với bà bầu.

Nên nấu nấm dưới nhiệt độ cao để giữ trọn hương vị và màu sắc hấp dẫn của nấm, đồng thời tránh để nấm bị ra nước quá nhiều.

Không nên ăn quá nhiều nấm, sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Điều này gây khó chịu không nhỏ đối với bà bầu.

 

Do nấm có tính bổ âm, bạn không nên uống trà đá, nước lạnh, ăn thực phẩm lạnh sau khi ăn nấm vì có thể bị tiêu chảy.Nên nấu nấm chín thật kỹ để loại bỏ vi khuẩn có trong nấm.

Nước ngâm nấm khô chứa nhiều dinh dưỡng từ nấm

Không nên bỏ nước ngâm nấm khô, vì chất dinh dưỡng từ nấm khô đã được tiết ra nước ngâm trong quá trình bạn ngâm nấm. Vì vậy, bỏ nước ngâm nấm đi đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ đi khá nhiều chất dinh dưỡng của nấm.

Nấm có rất nhiều lợi ích đối với bà bầu, vừa tốt cho mẹ lại bổ cho con. Hi vọng bài viết của chúng tôi có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình và có một thai kỳ khỏe mạnh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm