Đời sống

9 dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

Trầm cảm sau sinh là một bệnh tâm lý nghiêm trọng và đáng lưu tâm vì nó ảnh hưởng tới 1/9 phụ nữ sau sinh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm / 5 dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc trầm cảm cha mẹ chớ nên chủ quan

Bạn lo lắng: Nếu người phụ nữ lần đầu làm mẹ cảm thấy lo lắng về quá nhiều thứ ngoài sức khỏe của con, đó có thể là một dấu hiệu của trầm cảm sau sinh. Để tránh tình trạng này, người phụ nữ nên chia sẻ trách nhiệm và tâm sự của mình với người khác, thay vì ôm hết vào mình.
Bạn lo lắng: Nếu người phụ nữ lần đầu làm mẹ cảm thấy lo lắng về quá nhiều thứ ngoài sức khỏe của con, đó có thể là một dấu hiệu của trầm cảm sau sinh. Để tránh tình trạng này, người phụ nữ nên chia sẻ trách nhiệm và tâm sự của mình với người khác, thay vì ôm hết vào mình.
Bạn dễ cáu gắt: Những ngày đầu làm mẹ là những ngày gần như không ngủ, với những trách nhiệm mới đè lên vai, và đôi khi cả sự vô tâm của những người xung quanh. Tất cả những điều này đều có thể khiến bạn cảm thấy cáu gắt hoặc giận dữ.
Bạn dễ cáu gắt: Những ngày đầu làm mẹ là những ngày gần như không ngủ, với những trách nhiệm mới đè lên vai, và đôi khi cả sự vô tâm của những người xung quanh. Tất cả những điều này đều có thể khiến bạn cảm thấy cáu gắt hoặc giận dữ.
Bạn gặp khó khăn khi đưa ra quyết định: Việc làm cha mẹ đồng nghĩa với việc bạn phải cân nhắc rất nhiều khi đưa ra quyết định, nhất là về những điều liên quan đến con mình. Những trách nhiệm mới này có thể khiến người phụ nữ sau sinh trở nên căng thẳng quá mức.
Bạn gặp khó khăn khi đưa ra quyết định: Việc làm cha mẹ đồng nghĩa với việc bạn phải cân nhắc rất nhiều khi đưa ra quyết định, nhất là về những điều liên quan đến con mình. Những trách nhiệm mới này có thể khiến người phụ nữ sau sinh trở nên căng thẳng quá mức.
Khẩu vị của bạn thay đổi: Nếu người phụ nữ mới làm mẹ thấy mình đột nhiên ăn quá nhiều hoặc quá ít, đó đều có thể là triệu chứng trầm cảm sau sinh. Một người phụ nữ cho con bú cần ăn nhiều hơn 500 calo so với bình thường để duy trì nguồn sữa, do đó ăn nhiều hơn một chút không phải là vấn đề, nhưng nếu họ cảm thấy chán ăn và không thể ăn đủ mức cần thiết, đó là một dấu hiệu đáng quan ngại.
Khẩu vị của bạn thay đổi: Nếu người phụ nữ mới làm mẹ thấy mình đột nhiên ăn quá nhiều hoặc quá ít, đó đều có thể là triệu chứng trầm cảm sau sinh. Một người phụ nữ cho con bú cần ăn nhiều hơn 500 calo so với bình thường để duy trì nguồn sữa, do đó ăn nhiều hơn một chút không phải là vấn đề, nhưng nếu họ cảm thấy chán ăn và không thể ăn đủ mức cần thiết, đó là một dấu hiệu đáng quan ngại.
Bạn mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều: Thói quen ngủ của bạn sẽ có những thay đổi khi mới làm mẹ. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ sau sinh bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, đó có thể là triệu chứng trầm cảm sau sinh do thay đổi hormone trong cơ thể.
Bạn mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều: Thói quen ngủ của bạn sẽ có những thay đổi khi mới làm mẹ. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ sau sinh bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, đó có thể là triệu chứng trầm cảm sau sinh do thay đổi hormone trong cơ thể.
Bạn cảm thấy xa cách với con mình: Không phải người mẹ nào cũng cảm thấy gắn bó với con ngay sau khi sinh. Sự gắn bó này có thể cần thời gian để vun đắp. Tuy nhiên, nếu bạn không hề cảm thấy gắn bó với con mình, đó có thể là dấu hiệu trầm cảm. Thay vì cảm thấy tội lỗi và dằn vặt về điều này, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
Bạn cảm thấy xa cách với con mình: Không phải người mẹ nào cũng cảm thấy gắn bó với con ngay sau khi sinh. Sự gắn bó này có thể cần thời gian để vun đắp. Tuy nhiên, nếu bạn không hề cảm thấy gắn bó với con mình, đó có thể là dấu hiệu trầm cảm. Thay vì cảm thấy tội lỗi và dằn vặt về điều này, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
Bạn nghi ngờ về khả năng làm mẹ của mình: Vào những ngày đầu làm mẹ, hẳn là người phụ nữ nào cũng có những nghi ngờ rằng liệu mình có thể trở thành một người mẹ tốt. Tuy nhiên, nếu những suy nghĩ này kéo dài và ám ảnh bạn, có thể đó là dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh.
Bạn nghi ngờ về khả năng làm mẹ của mình: Vào những ngày đầu làm mẹ, hẳn là người phụ nữ nào cũng có những nghi ngờ rằng liệu mình có thể trở thành một người mẹ tốt. Tuy nhiên, nếu những suy nghĩ này kéo dài và ám ảnh bạn, có thể đó là dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh.

Bạn lo lắng rằng mình sẽ làm đau con: Người mẹ nào cũng muốn bảo vệ con bằng mọi giá, do đó những suy nghĩ rằng mình sẽ làm đau con hẳn là đáng sợ hơn bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, nếu bạn có những suy nghĩ về việc làm tổn thương con mình, thay vì giấu giếm và cảm thấy tội lỗi, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tư vấn ngay.
Bạn lo lắng rằng mình sẽ làm đau con: Người mẹ nào cũng muốn bảo vệ con bằng mọi giá, do đó những suy nghĩ rằng mình sẽ làm đau con hẳn là đáng sợ hơn bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, nếu bạn có những suy nghĩ về việc làm tổn thương con mình, thay vì giấu giếm và cảm thấy tội lỗi, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tư vấn ngay.
Bạn thường xuyên rơi lệ: Sinh con và gặp gỡ con lần đầu có thể là trải nghiệm xúc động nhất trong cuộc đời người phụ nữ, nên không khó hiểu khi những cảm xúc ấy khiến bạn thường xuyên rơi lệ trong thời gian đầu sau sinh. Tuy nhiên, nếu quá hai tuần sau sinh mà bạn vẫn thấy mình khóc thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu trầm cảm sau sinh./.
Bạn thường xuyên rơi lệ: Sinh con và gặp gỡ con lần đầu có thể là trải nghiệm xúc động nhất trong cuộc đời người phụ nữ, nên không khó hiểu khi những cảm xúc ấy khiến bạn thường xuyên rơi lệ trong thời gian đầu sau sinh. Tuy nhiên, nếu quá hai tuần sau sinh mà bạn vẫn thấy mình khóc thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu trầm cảm sau sinh.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm