9 thực phẩm là sát thủ hại gan, người Việt vẫn hay ăn mỗi ngày
Mắc ung thư gan vì 'tiếc của' ăn các loại củ mọc mầm / Người bị bệnh viêm gan C nên kiêng ăn gì?
Thịt đỏ
Với hàm lượng protein phong phú, thịt đỏ là loại thực phẩm cần thiết trong chế độ ăn mỗi ngày của con người. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc cắt giảm lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn sẽ giúp bạn có một lá gan khỏe mạnhhơn.
Nếu gan của bạn khỏe mạnh, nó có thể phá vỡ các protein trong thịt một cách dễ dàng. Còn nếu gan của bạn yếu thì sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển hóa protein. Khi gan bị suy giảm chức năng chuyển hóa protein, lượng protein dư thừa sẽ trở nên độc hại và ảnh hưởng trực tiếp đến não, gây chóng mặt, mệt mỏi.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tránh ăn nhiều thịt đỏ, đặc biệt là khi đã được chẩn đoán bị bệnh gan. Một số loại thịt trắng như thịt gà và cá sẽ là sự lựa chọn tốt để bạn có thể nhận được protein mà vẫn không gây hại chức năng gan.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Đồ ăn nhanh
Nhắc đến các thực phẩm không tốt cho gan chắc chắn không thể bỏ qua đồ ăn nhanh. Chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh, các thực phẩm chiên, rán do hàm lượng chất béo và đường trong chúng là rất cao.
Nếu ăn đồ ăn nhanh quá thường xuyên rất dễ gây xơ gan, viêm gan cùng nhiều hệ lụy sức khỏe khác.
Gừng
Gừng là một loại gia vị phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Rất nhiều người thích cho gừng vào các món ăn để tăng thêm hương vị cho bữa cơm. Gừng có nhiều tinh dầu và gingerol - một hợp chất sinh học có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, có khả năng trị cảm cúm, giải cảm.
Tuy nhiên, người mắc bệnh viêm gan không nên ăn gừng, ăn nhiều gừng sẽ dẫn đến hoại tử tế bào gan và ảnh hưởng đến chức năng gan. Do gừng có chứa nhiều volatile, khi biến chất sinh ra chất safrole dẫn đến biến tính xấu, không tốt đối với những người bệnh gan, đặc biệt là viêm gan. Nó làm hoại tử tế bào gan và gây ảnh hưởng cho gan dẫn đến chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan ngày càng trở nên xấu đi.
Đồ nướng, rán
Ăn đồ nướng rán là thói quen phổ biến của nhiều người. Ăn đồ nướng rán tẩm cả chất đường cho có chất ngọt và nướng già để giòn tan gây ra hoạt chất gây ung thư (nướng rán ở nhiệt độ cao). Nó không tốt cho gan bởi chất độc phải qua gan xử lý, gan hoạt động nhiều hơn, gây nóng trong người như nổi mụn, táo bón,...
Hoa quả nhiều đường
Chúng ta được khuyên rằng ăn hoa quả sẽ tốt cho cơ thể để phòng ngừa bệnh tật nhưng tiêu thụ một lượng lớn trái cây giàu đường fructose như nho khô, trái cây khô... thì ngược lại bởi đường trong hoa quả có thể gây ra lượng chất béo bất thường trong máu, tiêu thụ thường xuyên dẫn đến viêm và bệnh gan nhiễm mỡ.
Hạt dưa, hạt hướng dương
Hạt dưa, hạt hướng dương là đồ ăn yêu thích của nhiều người. Thường ngày, trong các cuộc trò chuyện, rất dễ bắt gặp những người trong tay luôn có hạt dưa, hạt hướng dương.
Tuy nhiên, trong các loại hạt dưa, hạt hướng dương có nhiều axit béo, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng hàm lượng axit béo trong cơ thể, lâu dần có thể khiến gan bị nhiễm mỡ, làm bệnh gan càng trở nên trầm trọng hơn.
Khoai tây
Khoai tây là một thực phẩm giàu chất xơ, giúp ích cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, các chất chaetomycin, solanin và các ancaloit khác có trong khoai tây là các chất độc hại, ăn nhiều sẽ gây buồn nôn, tiêu chảy, ngộ độc,..., đến gan cũng không thể đào thải hết các độc tố này. Các độc tố này tích tụ lâu trong cơ thể sẽ gây suy giảm chức năng gan và gây hại cho sức khỏe con người.
Vì vậy, chỉ nên ăn khoai tây với một khẩu phần hợp lí.
Rau hẹ
Rau hẹ là một loại thực phẩm vô cùng phổ biến, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giải độc, làm sạch dạ dày và được sử dụng nhiều trong các món ăn thường ngày.
Tuy nhiên, nên tránh việc ăn quá nhiều rau hẹ bởi trong rau hẹ có nhiều chất xơ thô - còn được gọi là chất xơ dài, bao gồm các cenluylo, chất xơ này khi vào dạ dày và ruột thường khó tiêu, làm ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa của dạ dày và ruột, từ đó khiến gan phải hoạt động nhiều hơn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Măng tươi
Măng là một thực phẩm quen thuộc, có thể được chế biến đa dạng thành nhiều món ngon ai cũng thích. Tuy nhiên có một số loại măng nếu không được chế biến đúng cách có thể gây ngộ độc, hại gan hoặc nặng nhất là dẫn đến tử vong.
Trong đó, măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg trong 1kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.
Dù yêu thích món ăn này, bạn cũng chỉ nên ăn măng 2-3 lần mỗi tháng và mỗi lần không quá 100g. Khi lựa chọn măng cũng rất cần lưu ý chọn măng đã được sơ chế đúng cách (có màu vàng, mùi chua) và luộc măng thật kỹ để phá hủy hết cyanide trước khi chế biến thành món ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ