Đời sống

99% có thói quen dùng hộp nhựa đựng thức ăn trong tủ lạnh cứ tưởng sạch hóa ra bẩn vô cùng, nuôi vi khuẩn

Chuyên gia cho biết, sử dụng hộp đựng có nắp sẽ khiến lượng vi khuẩn tăng lên nhiều lần. Hãy cùng xem qua cách thử nghiệm của họ để biết nguyên nhân do đâu nhé.

Những sai lầm khi dùng điều hòa làm tốn điện gấp đôi còn gây hại sức khỏe / Sáng ngủ dậy ăn tỏi theo kiểu này, sức khỏe thay đổi khiến nhiều người bất ngờ

Đầu tiên, họ dùng ba cách khác nhau để cùng bảo quản một loại thực phẩm. Thứ nhất là cho vào hộp có nắp đậy kín, thứ hai là cho vào túi zip có khóa kéo, thứ ba là cho vào bát và dùng màng bọc thực phẩm bọc lại.

Sau đó, họ đo lượng vi khuẩn ở 3 cách bảo quản này ở 3 thời điểm khác nhau. Ngay khi vừa bỏ thực phẩm vào thì vi khuẩn ở cả 3 cách đều là 2.000 con. Sau 10 giờ, vi khuẩn ở túi zip là 270.000 con vi khuẩn, trong bát là 280.000 con, còn hộp có nắp đậy xuất hiện tận 770.000 con.

Sau 24 giờ, lượng vi khuẩn bắt đầu tăng chóng mặt, trong bát có 4.200.000 con, túi zip có 4.400.000 con và hộp nắp đậy là 9.600.000 con. Như vậy, thực phẩm để ở nắp đậy có vi khuẩn gấp đôi hai cách còn lại.

Chuyên gia cho biết, nhìn từ bên ngoài, việc để thực phẩm trong hộp đậy nắp kín là an toàn nhất nhưng sao kết quả nghiên cứu lại cho ra con số trái ngược hoàn toàn như vậy. Đi tìm hiểu sâu hơn, họ phát hiện ra rằng, vấn đề cốt lõi, nguyên nhân của sự việc chính là nằm ở vòng cao su bao quanh nắp đậy. Đây là vật có nhiệm vụ giúp nắp đậy kín hơn, ngăn chặn vi khuẩn tấn công từ bên ngoài thế nhưng hầu như không được vệ sinh thường xuyên nên chính nó đã sản sinh ra vi khuẩn ngày càng nhiều hơn.

Để đưa ra kết luận chắc chắn hơn, chuyên gia đã lấy ra một chiếc hộp được rửa sạch và lấy vòng cao su ra kiểm tra. Trên đây có chứa tới 1.549 con vi khuẩn ẩn chứa lâu ngày, chúng chỉ cần chờ gặp thức ăn kèm hơi nóng là sinh sôi, nảy nở nhiều hơn.

Để loại bỏ nỗi lo sợ của mọi người, chuyên gia cũng đã tìm ra cách vệ sinh đúng nhất để giúp cho chiếc hộp bảo quản thực phẩm luôn sạch sẽ, không còn vi khuẩn nữa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cách làm

Trộn giấm ăn với bột bakingsoda theo tỷ lệ 1:1

Sau đó đem ngâm vòng cao su vào trong khoảng 10 phút rồi vệ sinh toàn bộ hộp nhựa một lần nữa là xong.

Ngoài ra, mọi người cần lưu ý khi rửa hộp nhựa nhớ phải tháo vòng cao su ra, vệ sinh thật cẩn thận thì mới được sử dụng chứa đồ ăn, bảo đảm an toàn sức khỏe cho cả gia đình nhé!

 

7 ký hiệu nhựa và mức độ độc hại hoặc an toàn của nó

Số 1 - PET (Polyethylene terephthalate)

Nhựa PET là một trong số những loại được sử dụng phổ biến làm sản phẩm gia dụng, ví dụ như chai nước khoáng, nước ngọt, bia và bao bì đóng gói như nước sốt cà chua, đựng mứt, thạch. Đây là ký hiệu chỉ loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần nên nếu dùng đi dùng lại có thể tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng, ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể. Nhựa PET rất khó làm sạch, mức độ tái chế cũng rất thấp, vì vậy tốt nhất hãy vứt đi ngay khi dùng xong.

Nếu tái sử dụng nếu đựng nước nóng quá 70 độ C, không chỉ biến dạng mà còn phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe. Chế phẩm nhựa này nếu sử dụng quá 10 tháng có thể sinh ra các chất gây ung thư.

Số 2 - HDP

 

HDP/ HDPE (nhựa nhiệt dẻo mật độ cao) là loại dùng để chế tạo bình nhựa cứng như bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa. Ngoài ra, HDPE còn sử dụng để chế tạo túi nhựa, vật liệu cách nhiệt hay ống nhựa. Polyethylene là họ nhựa phổ biến nhất trên thế giới với độ dẻo, bền chắc, khả năng chống ẩm rất tốt.

Loại nhựa này không thải ra chất độc hại, vì thế, đây là loại thường được chọn vì an toàn nhất trong các loại nhựa.

Nhưng, như một nghiên cứu năm 2011 đã chỉ ra, hầu hết các sản phẩm nhựa đều sinh ra các hóa chất estrogen, bao gồm HDPE. Hóa chất có hoạt động estrogen (EA) bị nghi ngờ gây ra các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là ở liều thấp ở động vật có vú và thai nhi. Tiếp xúc với EA đã được chứng minh là làm thay đổi cấu trúc tế bào của con người, tạo ra những rủi ro tiềm tàng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Số 3: PVC (Polyvinyl clorua)

PVC là loại nhựa mềm và dẻo được sử dụng khá phổ biến để sản xuất bao bì thực phẩm trong suốt, chai đựng dầu ăn, đồ chơi, túi nhựa, thẻ tín dụng, chai dầu, đồ chơi bằng nhựa, nước tẩy rửa, túi máu, khăn trải bàn và các vật liệu xây dựng khác. PVC được coi là loại nhựa độc hại nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi nhất trong các sản phẩm tiêu dùng trên thế giới, chỉ sau polyethylene do có chi phí rẻ, tính chất dẻo dai, bền và trong suốt.

 

PVC chứa nhiều hóa chất độc hại trong đó có chì và DEHP, một loại phthalate được sử dụng làm chất làm mềm dẻo. Những hóa chất này làm gián đoạn hệ thống nội tiết của động vật hoang dã, gây ung thư tinh hoàn, biến dạng sinh dục, số lượng tinh trùng thấp và vô sinh ở một số loài, bao gồm gấu Bắc cực, hươu, cá voi, rái cá và ếch. Các nhà khoa học tin rằng phthalates gây ra những tác hại tương tự ở người.

Loại nhựa này có thể chứa hoặc ứ đọng các chất độc hại có thể gây ra ung thư hoặc thay đổi hoc-moon giới tính ở người, đặc biệt khi đốt cháy. Nên tránh xa và không nên sử dụng lại.

Số 4: Polyethylene mật độ thấp (LDPE)

LDPE được coi là nhựa có độc tố thấp và được sử dụng trong một số loại túi có thể giặt khô, bao bì nhựa, túi gói bánh, báo giấy, thực phẩm đông lạnh hay hộp bìa giấy carton đựng sữa.

Đây là những chai được làm từ loại nhựa an toàn nhất và có thể đảm bảo tái sử dụng nhiều lần.

 

LDPE thuộc họ nhựa Polyethylenes nhưng với mật độ thấp hơn so với HDPE. Tuy nhiên nó vẫn giữ được các đặc tính cơ bản như dẻo, dai, chống ẩm tốt. Song theo một số tài liệu thì các sản phẩm chứa chất này không nên làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất độc hại.

Lời khuyên: An toàn để sử dụng.

Số 5: PP (polypropylene)

Là loại nhựa màu trắng hoặc gần như trong suốt, dùng để làm cốc đựng sữa chua, si-rô, hoặc cốc cà phê, thậm chí là ống hút. Chất này bền và nhẹ, chịu được ở nhiệt độ 167 độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng. PP cũng chống được ẩm và chất nhờn rất tốt.

Nhựa PP còn dùng để chế tạo tã lót dùng một lần, áo choàng giữ nhiệt, phụ tùng xe hơi như cản gió, thảm xe. Đây là loại nhựa an toàn cho thực phẩm và đồ uống, có thể tái sử dụng nhiều lần.

 

Số 6: PS (polystyrene)

Polystyrene còn được gọi là “Styrofoam” thông dụng và được sử dụng trong khay đựng trứng, đĩa dùng một lần, chén và bát, hộp đựng đồ ăn một lần hay bao bì đựng thực phẩm...Khi được làm nóng, polystyrene có thể giải phóng styrene, một chất độc thần kinh và chất gây ung thư.

Lời khuyên: Cố gắng tránh đựng thức ăn đồ uống trong hộp nhựa PV hoặc thậm chí không nên sử dụng chúng. Nếu có dùng hãy tránh dùng gần nguồn nhiệt cao.

Số 7: Các loại nhựa khác

Những chai nước lớn, chai đựng nước trái cây, chai đựng nước sốt cà chua, mắt kính, DVD, đĩa Blu-ray, nhiều vật dụng nhà cửa, xe hơi và thậm chí cả bình sữa cho trẻ nhỏ sẽ có số 7 ở dưới đáy chai.

 

Đây là loại nhựa hoặc hỗn hợp nhựa không thuộc các dạng trên. Thật khó để biết chắc chắn loại chất độc nào có trong chất dẻo số 7 vì chúng thay đổi quá nhiều, nhưng có khả năng rất tốt nếu chúng là nhựa polycarbonate. Nếu chúng chứa bisphenol-A (BPA), hoặc Bisphenol-S (BPS) thì rất tệ. BPA và BPS đều là những rối loạn nội tiết gây trở ngại cho hormone của cơ thể, ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, chức năng mô, chuyển hóa, chức năng tình dục và khả năng sinh sản.

Lời khuyên: Không nên tái sử dụng bằng mọi cách.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm