Đời sống

Ai không nên dùng men tiêu hóa?

Men tiêu hóa phá vỡ các liên kết trong thực phẩm, thức ăn sẽ được tiêu hóa ở ruột non và chúng đi xuống ruột già, không dẫn đến rối loạn tiêu hóa nhưng không phải ai cũng dùng được.

Ăn cơm xong tráng miệng miếng hoa quả cho sạch ruột, dễ tiêu hóa: Bác sĩ chỉ ra sai lầm ngớ ngẩn ai cũng dính / Thực phẩm gây trở ngại cho hệ tiêu hóa

Men tiêu hóa là gì?

Ai không nên dùng men tiêu hóa?

Men tiêu hóa tốt cho sức khỏe đường ruôt. Nguồn ảnh: Internet

Men tiêu hóa (enzym) có bản chất là protein, là những chất xúc tác sinh học cho hầu hết các phản ứng chuyển hóa xảy ra trong cơ thể con người. Vì vậy, dưới tác động của các men tiêu hóa, thức ăn được phân rã trở thành các dạng nhũ tương để cho lớp nhung mao của ruột có thể hấp thu một cách dễ dàng vào máu, nuôi dưỡng cơ thể. Bởi vì, hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn đều không thể tự hấp thu vào máu mà cần có sự tác động của các enzym hoạt tính giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng.

Nhờ có các men tiêu hóa phá vỡ các liên kết trong thực phẩm, thức ăn sẽ được tiêu hóa ở ruột non và chúng đi xuống ruột già, không dẫn đến rối loạn tiêu hóa (gây chứng đầy hơi, phân lúc nát, lúc rắn, thậm chí gây tiêu chảy và có thể xuất hiện chứng co thắt đại tràng). Nếu không có men tiêu hóa, thức ăn không được chuyển hóa sẽ gây nên hiện tượng suy dinh dưỡng ở người có tuổi với các biểu hiện thường thấy là chán ăn, ăn không ngon, không tiêu, giảm cơ bắp (lực cơ bắp yếu) và thay đổi lượng chất béo trong cơ thể. Đó là chưa kể đến các trường hợp người cao tuổi răng lung lay, răng giả gây khó khăn trong việc nhai nghiền thức ăn gây không ít khó khăn hoạt động của men tiêu hóa trong cơ thể.

Những trường hợp không nên dùng men tiêu hóa

Trước hết, cần phải khẳng định rằng, men tiêu hóa cũng là một loại thuốc, việc sử dụng men tiêu hóa cần tuân thủ đúng chỉ định riêng biệt cho đối tượng người lớn và cả trẻ em, và tùy theo từng bệnh lý cụ thể. Chính vì vậy, những trường hợp dùng men tiêu hóa không đúng chỉ định thì có thể không mang lại hiệu quả tốt hơn mà còn có thể gây nguy hại.

Trong đó, một điều cơ bản nhất là không dùng men tiêu hóa ở các bệnh nhân đang mắc các bệnh lý cấp tính tại đường ruột là viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm tụy. Bởi lẽ, các bệnh nhân này hoàn toàn không có sự thiếu hụt men để phải bổ sung từ bên ngoài mà thậm chí còn đang có hiện tượng bài tiết enzyme quá mức, làm tổn thương cả chính nhu mô ruột của cơ thể. Việc dùng men tiêu hóa với người đang bị chứng tăng tiết axit dạ dày, đang viêm tụy cấp chắc chắn càng làm bệnh tình trở nên nặng nề hơn. Thực thế là trong các bệnh cảnh này, bệnh nhân cần phải nhịn ăn hoặc ăn thực phẩm dễ tiêu, điều trị bằng các loại thuốc ức chế bài tiết đường ruột, giúp hệ tiêu hóa tạm thời được nghỉ ngơi, giảm thiểu tổn thương.

 

Bên cạnh đó, sự tham gia của men tiêu hóa là để hỗ trợ quá trình phân giải thức ăn, vì vậy sẽ không còn gì ý nghĩa nếu chúng ta dùng men tiêu hóa nhưng lại nhịn ăn hay bỏ bữa, ăn kiêng khem quá mức. Lúc này, khi không có sự hiện diện của các khối thức ăn trong đường ruột nhưng hệ men đã được hoạt hóa, chúng sẽ tiêu hóa chính cơ thể của mình. Cụ thể là nồng độ axit trong lòng dạ dày, men gan, men tụy trong lòng tá tràng tăng cao quá mức, vượt quá khả năng tự bảo vệ của thành ruột sẽ nhanh chóng dẫn đến tổn thương dạng viêm, bào mòn. Về lâu ngày, sang thương sẽ tiến triển dần đến loét và thủng, gây cơn đau bụng kiểu ngoại khoa dữ dội, buộc người bệnh phải đến bệnh viện và đôi khi cần phải can thiệp phẫu thuật cấp cứu.

Chính vì thế, khi dùng men tiêu hóa, tuyệt đối không được uống trước bữa ăn, cũng không nên dùng quá muộn sau bữa ăn. Đồng thời, việc dùng men tiêu hóa kéo dài khi không có bằng chứng suy giảm nồng độ các enzyme của các hệ cơ quan là điều cần cảnh báo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm