Đời sống

Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Gia Lai?

Ai đã đến Tây Nguyên nắng gió hẳn sẽ bị cuốn hút bởi vô vàn đặc sản nơi đây, ở Gia Lai cũng vậy với những món ăn ngon, bổ rẻ không thể bỏ qua.

Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Thanh Hóa? / Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Hậu Giang?

Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Gia Lai?

Du khách có dịp đến vùng đất Gia Lai sẽ không chỉ có cơ hội ngắm những cảnh đồi núi mênh mông bất tận, hay tìm hiểu những phong tục tập quán của người dân nơi đây mà còn có cơ hội được thưởng thức những món ăn đặc sản ngon lạ, hấp dẫn không nơi nào có được. Gia Lai, vùng đất đại ngàn hùng vĩ, cuốn hút du khách khắp nơi không chỉ bởi không khí tuyệt vời sơn cước mà còn bởi văn hóa ẩm thực khác lạ, đậm chất Tây Nguyên hoang dã.

Sau đây, chúng tôi xin gửi đến các bạn những gợi ý nên ăn gì ngon, bổ rẻ ở Gia Lai.

Cơm nướng ống (cơm lam)

Cơm nướng ống là cách gọi ở miền núi phía Bắc và sau này người Kinh áp dụng đối với đồng bào Tây Nguyên. Món này còn được gọi là cơm lam, thường xuất hiện trong các bữa ăn ở vùng núi, đặc biệt là Kon Tum, Gia Lai.

Cách làm món cơm này khá đơn giản, chỉ cần ống nứa (hoặc vầu, lồ ô) tươi có một đầu được bít lại, sau đó cho gạo nương đã được ngâm vào. Người dân tiếp tục đổ nước, dùng lá dong hoặc lá chuối rừng nút chặt lại, đặt lên bếp lửa cháy và chờ đến khi cơm chín. Người nướng phải khéo léo để cơm không sống hoặc bị nhão.

Cơm nướng ống khi chín sẽ được xếp ra gọn gàng và thực khách nên dùng ngay khi còn ấm nóng. Bạn chỉ cần tước nứa ra thành nhiều phần, bẻ khúc cơm và chấm với muối sả lá é ớt rừng, hoặc dùng kèm với miếng thịt gà nướng sẽ càng làm tăng hương vị của món cơm. Ngoài ra, thực khách cũng có thể ăn cơm nướng ống với muối đậu phộng giã, thịt nướng các loại hoặc ăn không cũng có thể cảm được hương vị riêng của của món này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phở khô Gia Lai

Phở khô còn có tên gọi khác là phở hai tô. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì khi thưởng thức món ăn này, thực khách sẽ được phục vụ hai tô, một tô bánh phở và một tô nước súp.

Khác với bánh phở Sài Gòn, phở khô có sợi nhỏ như sợi hủ tiếu gõ, nhưng săn và hơi dai hơn. Bánh phở được chần qua nước sôi, vừa ăn, dai, không nát, không vón cục để thực khách dễ dàng pha chế với tương nâu, xì dầu, tương ớt cho vừa khẩu vị của từng người.

Nước dùng của phở khô trong veo và có vị thanh ngọt rất ngon miệng, không quá đậm đà và cũng không quá nhạt, nên khi ăn kèm với bánh phở bạn sẽ thấy rất vừa miệng. Nguyên liệu ăn phở khô rất phong phú, bạn có thể ăn với thịt gà, thịt bò tái hoặc bò viên.

 

Bún mắm cua

Đây là món ăn rất đặc biệt, ai chưa biết ăn chỉ cần ngửi mùi là không thích ngay. Nhưng khi đã biết ăn rồi thì nó trở thành món ăn không thể nào quên được. Để có một bát bún mắm cua ngon, người làm cũng hết sức kỳ công mới chế biến ra được món ăn này.

Bún mắm cua khá kén người ăn bởi mùi vị đặc trưng của nó. Không phải ai cũng có thể chịu được mùi nồng nồng của mắm nguyên chất và nước cua lên men. Bún cua có vị mặn của mắm, vị thơm các loại rau, vị nồng đặc trưng của bún mắm, vị cay của ớt, âm thanh giòn rụm của da lợn… tất cả hòa quyện nhau tạo nên món ăn rất hấp dẫn và ngon miệng.

Măng chua rừng

Trong những miếng ngon của rừng, măng chua cũng là một món ăn khoái khẩu của đồng bào dân tộc. Măng tươi giã dập với ớt rồi đem ủ trong chộ sành, khoảng hai tuần sau, măng chua đến độ vừa dùng. Miếng măng giòn tan, cả nước lẫn cái đều có vị chua, cay, đắng, ngọt. Măng chua nấu với cá trê, măng chua nấu gà khiến bạn ăn quên no…

 

Khoảng tháng 5 Âm lịch, mùa mưa bắt đầu cũng là lúc rừng le cho những búp măng non ngon ngọt. Măng sau khi hái về thái mỏng, phơi nắng hoặc sấy lò, làm thành món đặc sản không phải ở đâu cũng có được.

Muối kiến vàng

Loại muối độc nhất vô nhị – món ngon Gia Lai, làm từ loại kiến vàng rừng vùng Ayun Pa, Krông Pa (Gia Lai) có thể khiến nhiều người lắc đầu nguầy nguậy khi nhìn. Nhưng nếu đã nếm qua hương vị hoang sơ này một lần thôi, sẽ hiểu vì sao, lên Gia Lai, nhất định mua muối kiến vàng về làm quà hoặc ăn dần.

Để làm món này, người dân phải đi tìm bắt kiến vàng, loài sống sâu trong rừng. Sau đó, đem rang sơ, rồi đem giã với ớt cay thật cay, cộng thêm vài loại lá rừng, muối hột, thế mà thành một thứ chấm thịt nướng tuyệt vời.

Vị mặn riêng của kiến cùng với axit trong bụng chúng chua chua như muối và chanh kết hợp cái cay ớt, hăng hăng của thân kiến và nhiều lá lạ, rất cuốn hút.

 

Lẩu lá rừng

Đến với Gia Lai đại ngàn, ngoài thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện chắc chắn bạn sẽ còn cảm nhận được Tây Nguyên qua những chiếc lá. Đó không chỉ là hương vị mà thiên nhiên dành tặng cho con người mà còn là hương vị của quê hương, xứ sở thông qua món đặc sản của đồng bào Gia Lai đó là lẩu lá rừng.

Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm