An Giang: Trai làng 9X kiếm bộn tiền nhờ... que tăm
Sơn La: Nắng chang chang, trồng cải bẹ xanh ngút ngàn, bán lúc nào cũng đắt / Tuyên Quang: Hai chàng hotboy rủ nhau về quê "nghịch đất" trồng rau "5 không"
Thu nhỏ những công trình kiến trúc đồ sộ
Hầu hết những người đến xưởng sản xuất tặng phẩm bằng tăm tre của anh Linh đều thán phục trước bàn tay khéo léo cùng ý tưởng độc đáo của chủ nhân. Những thanh tăm tre được ghép nối tỉ mỉ để thu nhỏ những công trình kiến trúc đồ sộ như tháp, đền, cầu...thành món quà lưu niệm đạt độ tinh xảo gần như tuyệt đối.
Anh Linh (áo trắng) đang hướng dẫn một bạn trẻ làm tặng phẩm bằng tăm tre.
Anh Linh tâm sự khi học hết lớp 9, do gia cảnh khó khăn, anh phải nghỉ học phụ giúp gia đình. Sau đó, anh tham gia lực lượng dân quân tự vệ của địa phương để làm tròn nghĩa vụ của thanh niên với Tổ quốc.
“Trong quá trình tham gia lực lượng, có anh trong đơn vị đi bộ đội về, rất khéo tay, hay mua tăm tre về làm các mô hình tặng bạn nên tôi thường phụ giúp anh. Những sản phẩm làm ra rất đẹp nên tôi cũng thử dùng tăm tre làm các vật dụng nhỏ để tặng, cho. Riết rồi mê lúc nào không hay”- anh Linh chia sẻ.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ, anh Linh đến TP Long Xuyên học sửa điện thoại di động để có nghề nghiệp mưu sinh. Lúc này, anh vẫn dùng tăm tre làm những vật phẩm nhỏ để tặng bạn. Bạn bè đánh giá cao các vật phẩm này và khuyên anh nên làm để bán.
Thấy thế, anh Linh bắt đầu nghiên cứu những sản phẩm lớn hơn. Thêm vào đó, tại Long Xuyên có nghệ nhân Viễn Thành nổi tiếng về tặng phẩm làm từ cây tre bông nên anh tìm đến ông học hỏi. Những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được rất quan trọng giúp anh định hình sáng tạo cùng cách chọn những dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tương lai.
“Học sửa điện thoại thành công, nhưng trong quá trình làm "nghề tay trái" với tăm tre khiến tôi quyết định chọn tăm tre làm hướng đi cho tương lai và quay về quê khởi nghiệp”- anh Linh cho biết.
Giúp bạn trẻ có thêm việc làm
Tuy nhiên theo anh Linh, để sản phẩm hoàn thiện như hiện nay là cả một quá trình, đòi hỏi người làmkhông chỉcó niềm đam mê mà còn phải có sự sáng tạo.Từ những sản phẩm đơn giản lúc đầu, hiện anh Linh đã làm hàng chục sản phẩm, mô hình nhà, đền thờ Bác Tôn, cầu, móc khóa, bảng hiệu quảng cáo…
Anh Linh cho biết đang phát triển thêm các sản phẩm gỗ kết hợp tăm tre, như: lịch gỗ, tranh thư pháp gỗ… Một số sản phẩm anh còn gắn thêm đèn led, đèn chớp theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các sản phẩm được anh phủ thêm 1 lớp PU chống mốc, giúp sản phẩm bền và đẹp hơn. Anh Linh đã đầu tư hơn 40 triệu đồng mua máy móc, trang thiết bị mở cơ sở sản xuất nhỏ ven quốc lộ 91.
“Lúc đầu tôi chỉ bán và quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội nên chưa được nhiều người biết, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Sau này, nhờ được Sở Công Thương, Tỉnh Đoàn An Giang hỗ trợ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, dự hội chợ, hội thảo nên sản phẩm có điều kiện tiếp cận với thị trường các tỉnh, thành phố trong cả nước và việc tiêu thụ ngày một thuận lợi hơn”- anh Linh cho biết.
Anh Linh và một tặng phẩm bằng tăm tre vừa hoàn thành.
Theo anh Linh, để làm hoàn thiện một sản phẩm, thường mất 15-16 ngày, tùy theo kích thước, kiểu dáng, số lượng chi tiết, giá bán mỗi sản phẩm từ vài chục ngàn đến vài triệu đồng. Khách hàng có thể mua sản phẩm làm sẵn hoặc gợi ý mẫu vật bất kỳ, anh Linh sẽ mô phỏng làm theo bằng tăm tre. Nếu kỹ hơn, khách chụp 4 phía mẫu vật để anh có thể mô phỏng chính xác nhất.
“Trước đây tôi sử dụng tre tại địa phương nhưng lóng ngắn, làm sản phẩm không đẹp. Sau đó, tôi tìm hiểu, biết được ở miền Trung có loại cây tre lóng dài hơn 1m nên tìm mua để làm những sản phẩm lớn. Các sản phẩm tuy không giống hoàn toàn so với thực tế nhưng phải thể hiện toàn bộ những chi tiết ngoài đời thật”- anh Linh chia sẻ.
Hiện nay, cùng làm việc với Linh, có 2 thanh niên cùng quê, cũng là những người có niềm đam mê với thể loại chế tác các mô hình bằng tăm tre. Trong đó, 1 người mới học nghề, 1 người đã rành nghề.
Anh Duy Minh Nhựt, làm chung với anh Linh, cho biết: “Trước đây, tôi thường lấy tăm tre làm vật phẩm để chơi, khi thấy anh Linh có cùng sở thích lại nghiên cứu đầu tư làm sản phẩm đẹp, bắt mắt nên tôi đến học. Sau 4 tháng đã cơ bản thành thạo. Bây giờ, tôi làm cùng anh, ngoài việc có thu nhập, còn có thể thỏa đam mê”.
“Tôi sẽ cố gắng nghiên cứu thêm để đa dạng các loại sản phẩm phục vụ thị trường. Ngoài ra, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm để mở rộng thị trường. Khi có đầu ra ổn định, tôi sẽ nhờ địa phương phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho các bạn trẻ, giúp các bạn có việc làm tại nơi mình sinh sống mà không phải đi làm ăn xa”- anh Linh nói. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
Bộ phận nào của con lợn ngon nhất?