Ăn lòng lợn mà không biết những điều này sẽ có ngày bạn hối hận không kịp
6 loại thực phẩm có thể gây ngộ độc khi ăn sống / 5 loại thực phẩm cực hại nếu ăn vào buổi sáng, nhiều người vẫn ăn thường xuyên
Lòng lợn là món khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là những quý ông thích "lai rai". Chỉ có điều khi ăn món khoái khẩu này có thể chúng ta quên mất một điều rằng, lòng lợn (ruột già) là nơi chứa chất cặn bã của thức ăn sau tiêu hóa thải ra (mà ta gọi là phân).
Ảnh minh họa
Lòng lợn là nơi các vi sinh vật sinh sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ tồn tại nhiều kí sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh… Nghe đến đây, bạn thấy lòng lợn có bẩn không? Tuy nhiên, nếu thích thú với món này thì chỉ cần bạn làm sạch thật kĩ, không còn bẩn nữa rồi nấu chín trong nhiệt độ làm chết hết các vi sinh vật là có thể yên tâm thưởng thức.
Mặc dù nội tạng động vật có chứa nhiều chất dinh dưỡng, protein, sắt và các loại vitamin, nhưng lại có hàm lượng cholesterol cao, dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại sức khỏe như giun, sán, liên cầu lợn Streptococcus suis. Nếu không cẩn thận chế biến kỹ có thể gây tổn hại tới sức khỏe.
Vì vậy khi ăn nội tạng động vật nói chung và lòng lợn nói riêng bạn cần chú ý những điều sau
Sơ chế thật sạch và nấu chín
Nếu không được sơ chế sạch sẽ hoặc chủ quan nấu chưa chín tới thì những miếng lòng ngon mắt có thể ẩn chứa ổ vi khuẩn đang chực chờ cơ hội tấn công bạn. Những bệnh về đường tiêu hóa như kiết lị, thương hàn, tả hoặc thậm chí là viêm gan là dễ mắc phải do ăn lòng lợn chưa đảm bảo vệ sinh nhất.
Không ăn quá nhiều lòng lợn một lúc
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi người bình thường chỉ nên dùng món ăn từ lòng lợn khoảng 2 – 3 lần/tuần. Mỗi lần tiêu thụ từ 50 – 70g, với trẻ nhỏ chỉ được 30 – 50g. Những người cao tuổi, người béo phì, mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, gout… tuyệt đối không nên ăn lòng lợn vì có thể khiến tình trạng bệnh lý tiến triển xấu hơn.
Ảnh minh họa
Không ăn nội tạng không rõ nguồn gốc
Theo các cơ quan chức năng, hiện nay trên thị trường đã tồn tại tình trạng thương lái nhập lậu nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, thậm chí bị ôi, thiu rồi giao cho cá cửa hàng chế biến hay các điểm bán lẻ nội tạng. Loại nội tạng này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe, vì vậy, khi ăn nội tạng bạn cần phải biết rõ nguồn gốc của loại thực phẩm mình ăn, tránh mua hoặc ăn nhầm loại thực phẩm đáng sợ nêu trên.
Không làm sạch lòng khi chế biến
Khi chế biến lòng nên sử dụng muối hạt, chanh và giấm để làm sạch lòng lợn để có thể lấy đi hết cặn bẩn, giúp lòng giòn và thơm ngon hơn.
Không ăn cháo lòng khi người bị cảm, mệt mỏi
Cháo lòng rất nhiều cholesterone khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, chúng có chứa nhiều bệnh tồn tại trong nội tạng của con vật. Do đó, những bệnh này có thể lây nhiễm sang người ăn.
Bởi thế, khi bị cảm hoặc mệt mỏi, bạn không nên ăn cháo lòng vì khó tiêu và không đảm bảo vệ sinh. Lúc bị cảm, bạn nên ăn cháo nóng có hành hoa, tía tô, kinh giới và trứng thì sẽ giúp giải cảm và có cơ thể khỏe mạnh.
Không ăn lòng khi có đường tiêu hóa kém
Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.
Nhất là với những người có đường tiêu hóa kém mà ăn phải cháo lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.
Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe. Nặng hơn có thể tử vong.
Không ăn lòng khi đã béo phì hoặc mắc các bệnh tim mạch
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nội tạng có nhiều chất đạm nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và cật lợn.
Đối với những người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì… cần kiêng tuyệt đối phải kiêng ăn cháo lòng từ nội tạng gia súc.
Bà bầu không nên ăn lòng
Như chúng ta đã biết, các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn,vi rút, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người. Chẳng hạn như lòng lợn rất bẩn.
Ngoài ra, nếu gan động vật chăn nuôi không vệ sinh (do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao – chất có khả năng gây ung thư gan ở người.
Đặc biệt, nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis hay kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.
Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng… chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Điều này cực nguy hại cho sức khỏe bà bầu.
Lưu ý:
Người bình thường muốn phòng tránh những căn bệnh trên thì không nên ăn nhiều lòng lợn. Thông thường, chỉ nên ăn 2 - 3 lần mỗi tuần, mỗi lần ăn chỉ từ 50 - 70g.
Tuyệt đối không nên ăn lòng lợn khi chưa chế biến kỹ.
Cách chế biến lòng lợn sạch, an toàn
Khi mua lòng về, bạn đem lộn trái nhằm lọc hết phần màng mỡ bên trong. Tiếp đến, dùng muối hạt bóp thật kỹ phần lòng này. Sau khi làm sạch, bạn đem rửa lại dưới vòi nước mạnh.
Sau đó bạn nên dùng nước cốt chanh, chà xát để làm sạch những mỡ thừa còn sót. Nếu bạn rửa phần ruột già của lợn, bạn nên bóp thật kỹ với hỗn hợp giấm ăn và phèn chua với tỷ lệ 2 giấm: 1 phèn. Sau đó, rửa lại thật sạch bằng vòi nước mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 8/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mùi gặp nhiều thách thức, công việc bị cản trở bởi tiểu nhân
Gặp mẹ chồng tương lai, tôi bàng hoàng nhận ra: "Bác sĩ từng khám thai cho mình!"
Choáng váng trước cảnh em chồng sau bốn tháng sinh con: Người gầy gò, mắt quầng thâm, tưởng chừng chẳng còn sức sống
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết
Nam hay nữ có 4 dấu hiệu này trong lòng bàn tay chứng tỏ có số phú quý giàu sang
Mua chậu dâu tây làm cảnh, nửa đêm tôi bị bố mẹ chồng đập cửa tra khảo vì em chồng đau bụng quằn quại