Ăn pho mát cùng với thức uống này rất nguy hại sức khỏe nhưng nhiều người không biết
Thấy chảo chống dính có những dấu hiệu sau thì nên vứt ngay kẻo ảnh hưởng sức khỏe / Không phải nước lọc, uống loại nước này mỗi sáng còn tốt cho sức khỏe gấp vạn lần, vừa ngon vừa bổ
Ăn pho mát trước khi uống rượu để lâu say
Theo Ths. BS Trần Văn Thuấn (Trưởng khoa Đông y, BV đa khoa Xanh Pôn), trước uống rượu ăn một chút thực phẩm để chất cồn không bị hấp thụ nhanh, giảm lượng cồn vào máu. Các đệ tử lưu linh hay dùng đồ chiên rán, lòng trắng trứng gà/vịt, ly sữa tươi, 1 muỗng canh dầu ô liu, ăn bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt... để hạn chế hấp thu rượu vào máu, giảm kích thích dạ dày, chống say.
Pho mát sợi hay được dùng để tráng bụng trước khi uống rượu. Ảnh minh họa.
Pho mát được dùng nhiều hơn cả vì gọn nhẹ, ngon miệng, dễ ăn, dễ mang theo để tiện tráng bụng trước khi vào tiệc rượu. Chất béo trong pho mát như lớp bông trong dạ dày thấm hút chất cồn nạp vào để cơ thể hạn chế bị say dù có uống nhiều rượu.
Chất béo trong pho mát là chất béo tự nhiên, cùng với axit béo, omega-3, khi vào cơ thể sẽ bao bọc quanh thành dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hấp thu chất cồn chậm lại, hạn chế chuyển hóa acetaldehyde - chất độc có trong thành phần rượu – là một trong những nguyên nhân gây say rượu.
Dân sành rượu vang thì khoái ăn pho mát để giảm khô miệng, tạo cân bằng trong miệng để thưởng thức vị ngon của rượu vang, còn đúc kết rằng "vang trắng đi kèm với thịt trắng (gia cầm, hải sản), vang đỏ ăn với đỏ (bò, lợn, cừu).
Pho mát có nhiều hữu ích cho sức khỏe, như giúp tăng cường sức khỏe xương vì dồi dào canxi và vitamin D (ăn 28 gam pho mát đã cung cấp ¼ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, cao gấp nhiều lần sữa). Trong pho mát còn có protein, acid folic, kẽm, phốt pho và vitamin A, B2, B12, D, K2. Ăn pho mát vừa phải thì bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khỏe, ngừa sâu răng, hệ thống tuần hoàn và sự phát triển của cơ bắp...
Rượu vang hay được uống cùng pho mát. Ảnh minh họa.
Dùng pho mát tráng dạ dày để uống rượu lâu say nhưng rất hại cho tim
Thói quen uống rượu ăn pho mát quá nhiều có thể tăng đưa chất béo bão hòa và hàm lượng muối Natri vào cơ thể cao sẽ dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe.
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm), pho mát trắng nói chung làm từ sữa kết tủa protein, đổ thành khối, sợi… Loại pho mát sợi cuộn như con cúi nhiều người uống rượu thích dùng vì có dinh dưỡng, tiện gỡ từng sợi nhấm nháp, vị mặn, dễ ăn như đồ nhắm.
Uống rượu gì cũng cần phải ăn để giảm bớt lượng cồn vào cơ thể. Ảnh minh họa.
Ths. BS Trần Văn Thuấn cho rằng, pho mát có hàm lượng Cholesterol cao, ăn nhiều có thể gây xơ vữa mạnh, ảnh hưởng huyết áp, tim mạch, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ... Nếu dùng pho mát tráng dạ dày để uống rượu để lâu say thì phải ăn nhiều và sẽ có hại cho tim mạch.
Hàm lượng chất béo trong pho mát cũng khá cao, một số loại pho mát còn chứa rất nhiều chất béo bão hòa không lành mạnh vì có hàm lượng muối Natri cao không tốt cho sức khỏe tim mạch (tuy có một số loại khác ít Natri hơn), nhưng đã làm tăng nguy cơ tử vong về bệnh tim mạch.
Trong pho mát chứa một lượng lớn Cholesterol xấu, dẫn đến nhiều bệnh tật. Calo từ chất béo cũng không tốt cho sức khỏe, vì để tiêu hao hết lượng calo của pho mát sẽ phải tập thể dục gấp đôi lượng thời gian bình thường.
Ăn nhiều pho mát là đã nạp vào cơ thể một lượng lớn chất béo, muối và calo - nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch.
Rượu thì lượng cồn cao, nếu uống nhanh và nhiều trong thời gian ngắn sẽ đưa lượng cồn lớn vào cơ thể. Để chống say thì khó, vì bản thân rượu đã gây say, nếu uống ít thì không sao, uống nhiều thì say và cơ thể phải chống đỡ hết.
Lượng cồn trong rượu rất cao, khi mệt mỏi đừng nên uống vì sẽ say nhanh hơn.Ảnh minh họa.
Tuy pho mát không gây nghiện, nhưng các bác sĩ khuyên chỉ nên ăn lượng vừa đủ và chọn loại pho mát ít béo, hoặc không béo tốt hơn. Rượu cũng chỉ nên uống ít và uống từ từ. Nên uống thật nhiều nước và lưu ý là không pharượu với bia, champagne, soda, các loại nước ngọt có ga khác (vì cồn của rượu gặp nước ngọt sẽ lan tỏa nhanh khắp toàn thân, sinh ra lượng lớn CO2 gây nguy hại cho gan, thận và dạ dày, đường ruột...).
Khi mệt mỏi đừng nên uống rượu, vì sẽ ngấm và say nhanh hơn, chức năng gan suy giảm, gây ra trầm cảm. Tránh uống các loại nước có chứa caffeine (cà phê và trà) sau khi uống rượu (vì dễ bị tiêu chảy, ngạt mũi, tăng hiệu ứng say xỉn).
Không nên uống rượu suông, mà uống rượu phải chừng mực và phải ăn để cồn giảm hấp thu vào cơ thể. Say rượu hay không là do lượng rượu uống vào người, nếu uống ít và ăn thì sẽ loãng rượu lâu say, còn uống nhiều thì dù có tráng bụng cũng vẫn say.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ