Ăn rau kinh giới có tốt không?
Hai mặt của đậu phụ đối với sức khỏe / Mỗi ngày một củ khoai lang bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra với sức khỏe của mình
Trong đời sống hằng ngày, kinh giới được biết đến là một loại rau gia vị, thường được sử dụng như một nguyên liệu làm tăng hương vị của nhiều món. Tuy nhiên, ít người biết rằng rau kinh giới còn được xem như một vị thuốc vì nhiều công dụng khác nhau của nó.
Trong đông y, rau kinh giới từ lâu đã được xem như một vị thuốc bởi vì nhiều công dụng của nó, bao gồm:
Giảm mụn, làm trắng da: đây là công dụng phổ biến và được quan tâm của rau kinh giới. Các loại mụn viêm, mụn nhọt mới xuất hiện có khả năng được điều trị với rau kinh giới.
Cách sử dụng như sau: rau kinh giới được rửa sạch, nghiền nát lấy nước, sau đó thoa nước rau kinh giới lên vùng mụn, để khô và rửa sạch với nước. Có thể thực hiện lặp lại cho đến khi nốt mụn xẹp và nhỏ lại. Với công dụng làm trắng da, rau kinh giới thường được rửa sạch và đun sôi cùng với một số nguyên liệu khác như muối, chanh, tía tô hoặc ngải cứu trong khoảng 500 ml nước.
Sau đó, sử dụng hỗn hợp này để xông hơi cho da mặt trong khoảng 15 phút. Sử dụng rau kinh giới theo cách trên trong khoảng 2 đến 3 tuần liên tục có thể giúp da mặt trắng sáng hơn. Tuy nhiên, nếu da có các biểu hiện kích ứng như ngứa, nổi ban đỏ, các nốt mụn sưng đỏ, trầm trọng hơn thì nên ngưng sử dụng ngay và tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị.
Chữa cảm lạnh và ho: thời tiết giao mùa là thời điểm dễ mắc các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm đường hô hấp, cảm cúm, ho. Để giảm nhẹ triệu chứng và hồi phục nhanh chóng, người bệnh có thể sử dụng lá rau kinh giới phối hợp với một số loại rau khác như tía tô, ngải cứu để sắc lấy nước uống 2-3 lần mỗi ngày.
Trị dị ứng: người bị dị ứng thường xuất hiện các ban đỏ trên da và ngứa. Sử dụng rau kinh giới, đặc biệt là phần ngọn, giã nhỏ đắp lên vùng da có ban hoặc chà xát trực tiếp có tác dụng giảm cảm giác ngứa tại chỗ. Tuy nhiên, khi sử dụng rau kinh giới để chữa dị ứng, nếu người bệnh thấy các ban đỏ lan rộng, cảm giác ngứa tăng, đau ngực, khó thở thì cần ngưng việc sử dụng rau kinh giới ngay lập tức và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị.
Cầm máu: người bệnh bị chảy máu cam, tiểu ra máu hoặc đại tiện phân có máu có thể sấy khô lá rau kinh giới, nghiền nhỏ rồi uống với nước khoảng 2-3 lần/ ngày.
Chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ: rau kinh giới tươi được hái về, rửa sạch và nấu lên lấy nước để uống hoặc tắm là cách sử dụng phổ biến để chữa rôm sảy hoặc các nhọt da ở trẻ nhỏ.
Công dụng của lá rau kinh giới khá phong phú và đã được chứng minh bằng các bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, việc đáp ứng của từng người là khác nhau. Vì thế, nếu sau khi sử dụng lá rau kinh giới để chữa bệnh, các triệu chứng bất thường như nổi ban ngứa, mệt mỏi, khó thở, đau ngực, buồn nôn và nôn mửa xuất hiện thì nên ngưng sử dụng ngay lập tức và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị tiếp theo.
Rau kinh giới là tên gọi chỉ phần lá của cây kinh giới. Đây là một loại cây có thân vuông, chiều cao trung bình khoảng 30 – 50 cm, dễ trồng và phát triển. Rau kinh giới mọc đối xứng nhau, viền lá có hình răng cưa, dài khoảng từ 2 – 5 cm.
Rau kinh giới với tên khoa học là Elsholtzia ciliate, còn được gọi là rau giả tô hay tịnh giới. Rau kinh giới có vị cay và mùi thơm dễ chịu do chứa tinh dầu. Nhiều người nhầm lẫn giữa rau kinh giới và lá tía tô do hình dạng bên ngoài có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên đây là hai loại rau khác biệt. Lá của rau kinh giới có kích thước nhỏ hơn tía tô và mặt trên của lá kinh giới có màu xanh tươi. Trong khi đó, lá tía tô có sắc tím nhiều hơn, thường tập trung ở mặt dưới của lá hoặc cả hai mặt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo