Ăn rau má giải nhiệt nhất định phải biết điều này nếu không dinh dưỡng có thể thành "thuốc độc"
Công thức làm gà hấp nấm thơm ngon, giàu dinh dưỡng / Rán trứng đừng bỏ hành nữa, cho rau này giúp món gấp đôi giá trị dinh dưỡng, trị được nhiều bệnh
Theo Đông y, rau má không chỉ là một loại rau thông dụng mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh. Đây là một loài thảo dược có tính bổ dưỡng rất cao, có thể dùng để giải nhiệt, giải độc, hạ huyết áp, giúp lưu thông máu, nhất là ở vùng tĩnh mạch và mao mạch, cải thiện trí nhớ và làm chậm quá trình lão hóa…
Ảnh minh họa
Theo chuyên gia, do có tính dược liệu cao, nên rau má cũng có nhiều tác dụng phụ nên mặc dù tốt nhưng không nên dùng tùy tiện. Việc sử dụng nhiều quá và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, gan, thận… Nhìn chung, rau má tốt nhưng không phải thích hợp với tất cả mọi người.
Theo khuyến cáo của Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu, mặc dù rau má là dược liệu tự nhiên, an toàn nhưng những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư cũng không nên dùng. Không dùng quá 6 tuần liên tục mà không có chỉ định của bác sĩ.
Lượng dùng cho một ngày của một người bình thường được các nhà khoa học khuyên dùng là 1 cốc nước rau má, tương đương 40g rau má.
4 nhóm người nhất định phải tránh khi dùng rau má giải nhiệt ngày Hè
Người đang bị tiêu chảy
Theo Đông y, do có tính hàn và có công dụng giải nhiệt, nên nếu sử dụng nhiều sẽ dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt với người có thân nhiệt thấp và hay lạnh bụng thì càng dễ tiêu chảy, nếu uống nước rau má thì có thể thêm lát gừng để làm ấm bụng.
Người bị tiểu đường
Do có công dụng giải nhiệt cũng như yêu thích vị thơm ngon của rau má nên nhiều người sử dụng như món rau ăn hàng ngày, hoặc ép nước uống thay sinh tố. Việc dùng quá nhiều như vậy sẽ làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh khác.
Người đang uống thuốc tây
Theo các chuyên gia, trong rau má có thành phần có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật... làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Bên cạnh đó, rau má còn làm giảm tác dụng của insulin, thuốc điều trị đái tháo đường và thuốc điều trị mỡ máu, khiến bệnh tình thêm nặng. Vì vậy, những người đang uống thuốc tây để trị bệnh thì nên kiêng rau má.
Phụ nữ trước và trong khi mang thai
Chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ dự định mang thai và đang mang thai nên tránh ăn rau má, bởi chị em sử dụng lâu ngày sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Ngoài ra các chất có trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai. Do vậy với chị em nào đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng rau má.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc