Ăn uống mùa này cần đặc biệt tránh xa 5 món làm ấm lòng nhưng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại lớn
Luộc ốc cho thêm thứ này vào đảm bảo thơm ngon mềm ngọt hơn ngoài hàng lại vô cùng sạch sẽ / Hé lộ bí quyết của người Nhật cả đời chẳng cần lo ung thư nếu thường xuyên có những thói quen ăn uống này
1. Lẩu
Ảnh minh họa
Là món ăn phổ biến vào mùa đông, tuy nhiên nhiều người khi ăn lẩu không chú ý giữ vệ sinh, có thói quen ngậm đũa, thìa trong miệng rồi lại gắp thức ăn từ nồi lẩu. Khi làm như thế, thì vô tình vi trùng trong nước bọt của người ăn theo vào nồi lẩu gây bệnh cho người khác.
Vì vậy khi ăn lẩu mọi người cần dùng đũa thìa chung để gắp thực phẩm, rau từ nồi lẩu vào bát, rồi mới dùng đũa, thìa riêng để ăn, vừa không tốn kém, vừa đảm bảo vệ sinh.
Nên hạn chế ăn lẩu vỉa hè vì khó kiểm soát nguồn gốc thực phẩm.
Ăn lẩu thường dùng đồ sống, tái. Nếu nhúng kỹ quá sẽ mất đi vị tươi ngon, nhưng nhúng tái sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe vì các vi sinh vật gây hại vẫn tồn tại. Vì vậy, độ nhúng của thịt khoảng 10 phút. Hải sản nhúng 15 phút. Nội tạng 5 phút. Rau 1 - 2 phút (tùy loại).
Hạn chế ăn lẩu vỉa hè vì dễ ăn phải thực phẩm kém chất lượng, không nguồn gốc, bảo quản không đúng cách, rau dễ còn tồn dư thuốc trừ sâu, hóa chất... sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa, nguy hiểm hơn là ngộ độc.
2. Nem chua rán
Ngon miệng, giá rẻ nhưng không bổ, gây đầy bụng, khó tiêu, nguy hiểm cho người béo phì và bị bệnh tim mạch, và rắc rối cho hệ tiêu hóa vì dễ ăn phải loại nem quá hạn, rán lại nhiều lần không có lợi cho sức khỏe.
3. Ốc luộc
Món khoái khẩu trong thời tiết se lạnh, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì ốc mang nhiều tạp chất, cặn bẩn, các loại ký sinh trùng nhưng việc ngâm ốc gần như bị bỏ qua, hoặc dùng ốc để quá lâu, ốc chết, chế biến không đảm bảo an toàn vệ sinh… khiến người ăn ốc có nguy cơ mắc bệnh tả, tiêu chảy, ngộ độc...
4. Sò huyết nướng
Rất ngon ngày lạnh, nhưng dễ nhiễm virus và vi khuẩn gây bệnh cho người ăn. Các thực phẩm có tính hàn khác như nghêu, sò, lươn, tôm cua… ngày lạnh hạn chế ăn để tránh rối loạn tiêu hóa, đau bụng, cơ thể giữ nhiệt kém hơn, cơ thể bị suy nhược, thiếu năng lượng và suy giảm sức đề kháng. Phụ nữ có thai không ăn vì dễ bị dọa sẩy thai do quá lạnh.
5. Bánh rán
Gồm các loại bánh chuối, gối, khoai, quẩy… vàng rộm hấp dẫn, nóng hổi, rất khoái khẩu. Nhưng do rán bằng mỡ, dầu ăn kém chất lượng, mùi khét... nên chứa nhiều tạp chất, ảnh hướng lớn đến sức khỏe. Nhẹ có thể gây rối loạn nội tiết, nặng là các bệnh về tim mạch, ung thư...
Những loại rau nên ăn nhiều vào mùa đông:
Rau cải
Cải chíp, cải xoong, cải ngồng, cải đắng hay cải ngọt, cải cúc,... tất cả những loại rau họ cải có đặc tính mát, nhiều vitamin, thanh nhiệt cực tốt.
Tất cả những loại rau họ cải đều chứa nhiều vitamin
Rau cải được trồng quanh năm, song vào trái vụ, muốn rau cải phát triển tốt, không sâu bệnh và xanh mướt mát, ngon mắt, người trồng có thể phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng sâu bệnh.
Tuy nhiên, nếu rau cải được trồng trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 (đông xuân), tức vào chính vụ, thì cải sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao mà không cần dùng đến thuốc. Khi đó, người mua sẽ giảm được nguy cơ nhiễm độc bởi tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Súp lơ
Súp lơ có hai loại: súp lơ xanh và súp lơ trắng. Trong khi loại màu xanh thường thu hoạch trong khoảng cuối tháng 7 đến cuối tháng 10 thì loại màu trắng thu hoạch chủ yếu từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 4.
Với cả hai loại, nên chọn những cây có màu sắc tươi, đồng nhất. Chọn những bông cứng và chắc; nếu mềm nghĩa là súp lơ đã héo.
Súp lơ mua về nếu chưa sử dụng ngay có thể bảo quản nơi thoáng mát hoặc cho túi bóng, cất vào ngăn mát tủ lạnh.
Su hào
Nằm trong danh sách các loại rau vụ đông, su hào được gieo trồng từ tháng 9 đến hết tháng 10 bởi khi ấy, thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, rất thích hợp với loại rau củ này. Nhiều người dân không chuyên còn trồng su hào xen lẫn bắp cải trong vườn để tự cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình.
Khi mua, người tiêu dùng nên chọn những củ nhỏ, không trong đều hoặc hơi méo, to nhỏ khác nhau; hay bám bùn đất, còn nhiều lá.
Su hào là một trong những loại rau củ nên mua trong mùa đông.
Rau ngót
Mùa rau ngót bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài đến tháng 3 năm sau. Nên tránh những bó rau ngót có lá quá non, to, mỏng, mà chọn những bó có lá dày vừa phải, sẫm màu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người