Bắc Giang: Phu thê dắt nhau ra đê như thể đổ nợ, hóa ra lại làm giàu
Bắc Giang: Rủ nhau bỏ phố lên núi nuôi gà, trồng bưởi, xây nhà lầu, sắm ô tô / Nữ sinh nổi bật với số đo 91-64-96 của THPT Bình Hưng Hoà: Mình không ngại miệng đời vì họ chẳng nuôi mình ngày nào cả!
Sinh năm 1986, sau khi học xong cấp 3, anh Dũng theo thanh niên làng đi làm nghề mộc thuê khắp nơi. Công việc cưa đục vất vả, bấp bênh nên thu nhập không ổn định. Nhưng đáng lo nhất là thiếu an toàn, chính Dũng đã mất 2 ngón tay phải trong một lần cưa gỗ.
Trên vịt, dưới cá, con nào cũng sạch
Năm 2013, sau khi xây dựng gia đình, Dũng quyết định ở quê cùng vợ làm kinh tế. Lúc này, chính quyền xã có chủ trương chuyển đổi đất cấy lúa không ăn chắc ở cánh đồng của thôn Đồng Sen, sang nuôi thủy sản, phát triển kinh tế trang trại.
Nhà Dũng có mấy sào lúa ở cạnh đê thủy lợi, chỉ cấy được 1 vụ lúa, vụ còn lại nước lũ ngập trắng đồng. Anh mạnh dạn mua thêm một số ruộng của các hộ khác bên cạnh, thuê người đào được 1 mẫu ao thả cá và lấy đất tôn lên làm vườn.
Vụ đầu tiên, anh Dũng thả các loại cá rô phi, trắm, chép và một ít cá mè để tận dụng phù du, tạp chất trong ao. Trang trại của anh Dũng nằm ở “rốn” cuối đồng, gần cống thoát nước ra kênh mương.
Nhờ đó, việc lấy và thoát nước dễ dàng, nguồn nước thuận lợi, môi trường của ao rất trong sạch. Cá của anh Dũng lớn nhanh, ít dịch bệnh nên năng suất đảm bảo. Năm đầu tiên anh nuôi được 2 lứa, thu bán hơn 10 tấn cá. Trừ chi phí, anh lãi gần 100 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Dũng cho biết: Nhờ nguồn nước thuận lợi, môi trường ao trong lành giúp cá lớn nhanh, ít bệnh
Tiền lãi ban đầu cùng với vay mượn thêm, anh Dũng tiếp gần 3 ha ruộng. Anh đào thêm 3 ao nuôi cá, nâng tổng diện tích ao lên 3 ha và mở rộng diện tích vườn lên gần 1 ha. 1 ao trong đó dùng để ươm nuôi cá giống, khi lớn khỏe mới chuyển sang các ao khác, giúp cá đạt tỷ lệ sống cao hơn.
Để đề phòng mùa lũ, nước to, chảy siết, Dũng đào ao sâu, đắp bờ cao, đồng thời kè, gia cố bờ, đường đi bằng bê tông, gạch chắc chắn. Nhờ nguồn nước ra vào chủ động, nên dù mật độ cá thả nhiều, ao nuôi không cần lắp đặt hệ thống bơm nước hay máy sục không khí. Nhờ đó giúp tiết kiệm vốn đầu tư và tiền điện.
Anh Dũng cấy 1 mẫu lúa để lấy thóc ngâm, ươm mầm làm thức ăn bổ sung, giúp vịt, cá thịt ngon hơn, lại tiết kiệm tiền mua cám.
Nhận thấy khu trang trại và đồng ruộng rộng rãi, anh Dũng nảy ra ý tưởng nuôi thêm vịt thịt. Anh xây chuồng cho vịt con cạnh bờ ao, khi chúng lớn thì chuyển sang chuồng trong vườn, tránh vịt thải nhiều phân xuống ao làm chết cá.
Mỗi năm, Dũng nuôi từ 4 đến 5 lứa, mỗi lứa từ 500 đến 700 con. Nhờ không phải nuôi nhốt mà vịt được chạy, bơi lội tự nhiên nên nhanh lớn, ít bệnh. Nếu giá ổn định, mỗi lãi từ 10 đến 15 triệu đồng.
Để nuôi vịt hiệu quả, nhanh lớn, ít dịch bệnh, bí quyết của vợ chồng Dũng là khâu lựa chọn con giống. Theo đó, phải chọn những con vịt “không hở rốn”, nhìn dáng nhanh nhẹn, lông mượt đẹp, mắt linh hoạt…
“Trong vòng từ 2 tuần đầu, vịt cần được tiêm phòng đầy đủ vắc-xin H5N1 và tụ huyết trùng. Khu vực chuồng nuôi, sau khi xuất bánlà phải sử dụng thuốc khử trùng, vôi bột diệt khuẩn, qua 10 ngày mới được vào đàn mới”, anh Dũng chia sẻ thêm.
Cả nuôi vịt và nuôi cá, phòng bệnh là chính, chứ một khi để bệnh lây lan thì rất khó chữa. Do đó, anh Dũng rất chú ý theo dõi quá trình phát triển, khả năng mắc bệnh của chúng. Bên cạnh đó,chọn hãng thức ăn phù hợp và tự chế biến thức ăn, bổ sung thêm chất.
Để làm điều này, anh Dũng dành riêng gần 1 mẫu ruộng dành để cấy lúa một vụ, mùa lũ ngập nước thì cho vịt bơi lội. Thóc thu hoạch được, một phần anh dùng để cho vịt ăn, còn lại ngâm ủ thành mầm như ươm mạ, rồi làm thức ăn cho cá trắm, chép... Cách này giúp vịt, cá cho thịt ngon hơn, lại tiết kiệm tiền mua cám.
“Mô hình trên vịt dưới cá này hiệu quả do ao của tôi thường xuyên cho nước ra vào, môi trường trong sạch, vịt khỏe, cá lớn nhanh. Mỗi năm gia đình thu trên 30 tấn cá và gần 3.000 vịt thịt, trừ chi phí cũng để ra trên dưới 300 triệu đồng”, anh Dũng tâm sự.
Trang trại "hai trong một" của anh Dũng là mô hình nông nghiệp cho hiệu quả cao nhất tại địa phương
Trước khi chia tay đôi vợ chồng nông dân trẻ Nguyễn Văn Dũng, phóng viên chú ý thấy ở góc vườn chất hàng chục kiêu gạch. Nghĩ họ dự định xây thêm chuồng trại, nhưng Dũng vui mừng giải thích: “Xã đã cấp phép đất ở một phần vườn nên vợ chồng em mua gạch tập kết trước, chuẩn bị để cuối năm nay xây nhà to ngoài này luôn”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo