Bầm tím bất thường trên da: 7 vấn đề sức khỏe bạn có thể gặp phải, đừng chủ quan
Ăn sáng rất tốt nhưng ăn đúng giờ còn lợi gấp đôi, cơ thể hấp thu 100% dinh dưỡng / Thói quen ăn cơm khiến bạn dễ mắc bệnh dạ dày nhất là điều thứ 2 nhiều người mắc phải
Tập tạ, nâng vật nặng
Nâng tạ hay các vật nặng là lí do khiến cơ thể bạn xuất hiện các vết bầm tím. Điều này là hệ quả của việc tập quá sức khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ ra.
Tuy nhiên, vết bầm này thường không quá nguy hiểm. Ngay cả trẻ nhỏ cũng dễ xuất hiện vết bầm nếu chúng phải đeo balo hoặc xách túi quá nặng.
Uống thuốc
Một số loại thuốc ảnh hưởng đến máu có thể dẫn đến các vết bầm tím như: Thuốc chống trầm cảm, aspirin, thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc chứa sắt hoặc chống hen...
Đặc biệt là aspirin - loại thuốc phổ biến khiến máu bị loãng và dần dần hình thành vết bầm trên da.
Do đó, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến viêm da do dùng thuốc thì nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ảnh minh họa
Bệnh về máu
Những bệnh về máu và mạch máu có thể là nguyên nhân gây nên các vết bầm này.
Người mắc bệnh ưa chảy máu, máu khó đông và thậm chí 1 va chạm nhẹ cũng có thể gây nên thâm tím.
Một vài trường hợp vết bầm tím có thể là biểu hiện của bệnh ung thư máu hoặc rối loạn đông máu.
Vì vậy, khi thấy dấu hiệu này, bạn cần đi khám bác sĩ ngày nhé.
Thiếu chất dinh dưỡng
Một số vết bầm tím trên cơ thể xuất hiện được cho là do thiếu vitamin và các chất cần thiết.
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương và hình thành collagen. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ, kết quả gây bầm tím.
Bạn nên bổ sung nguồn vitamin từ rau củ và các loại quả thay vì dùng thuốc. Vitamin P có nhiều trong trà xanh, bí ngô, tỏi, vitamin K có nhiều trong chuối, trứng, các loại hạt và vitamin B12 có nhiều trong gan, cá, rau diếp....
Mất cân bằng nội tiết tố
Có thể bạn chưa biết, 1 trong những nguyên nhân gây bầm tím trên cơ thể là do mất cân bằng nội tiết tố.
Với nữ giới, việc thiếu hụt estrogen sẽ khiến cơ thể họ liên tục xuất hiện các vết bầm.
Tình trạng này diễn ra ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh hoặc đang mang thai.
Lão hóa da
Khi già đi, hàm lượng collagen sản sinh trên da giảm, lượng mỡ bảo vệ da cũng ít đi. Lúc này, mạch máu yếu dần và các mô mất đi tính đàn hồi.
Một khảo sát cho thấy, ngoài tuổi 60, con người rất dễ bị các vết bầm tím dù chỉ là 1 cái chạm nhẹ, vết bầm có nhiều ở khu vực bắp chân.
Bệnh tiểu đường
Nếu cơ thể bạn thường xuyên xuất hiện các mảng bầm thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường.
Vết bầm xuất hiện do xuất huyết mao mạch bên trong vì mạch máu, da và thần kinh bị suy yếu do đường huyết trong máu tăng cao.
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của vết bầm trên da không rõ nguyên nhân.
Đi kèm với tình trạng này là các triệu chứng như: Khát nước, vết thương lâu lành, mệt mỏi, trên da nhiều đốm trắng, thị lực kém...
End of content
Không có tin nào tiếp theo