Bị say nắng bạn phải làm ngay điều này?
Vợ nhất quyết ly hôn khi phát hiện chồng "say nắng" tình cũ, nhưng bất ngờ nhìn vật cũ trong chiếc vali của anh mà cô "chết lặng" / Con mới 6 tháng chồng phát hiện vợ "say nắng" người khác, đến khi căm phẫn chất vấn thì ân hận tột cùng vì nguồn cơn phía sau
Say nắng là gì?
Ảnh minh họa. |
Say nắng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm... Đi nắng bị cảm là trường hợp đặc thường gặp của say nắng. Khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.
Như vậy say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.
Khi bị say nắng, con người không chỉ mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... mà còn có thể gây đột quỵ. Nếu bệnh nhân không được xử trí kịp thời, có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong. Vậy nên hãy trang bị cho bản thân cách chữa say nắng, vì sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
Bạn nên làm gì khi bị say nắng?
Việc đầu tiên cần làm đối với bệnh nhân say nắng say nóng là đưa người bệnh vào nơi râm mát, thoáng gió, cởi bớt áo quần. Dùng khăn dấp nước mát đắp lên người bệnh nhân, tập trung ở các vị trí như trán, gáy, ngực, nách, cánh tay, đùi. Phải dấp nước liên tục không để khăn nóng lên. Trong trường hợp bệnh nhân nóng hơn 40 độ C, cần dùng nước dội liên tục. Chườm đá cũng là việc có thể làm bởi đá có thể làm nhiệt độ hạ nhanh, tuy nhiên lại làm co mạch ngoài da. Chính vì thế nếu chườm thì phải thay đổi vị trí.
Bệnh nhân có thể dùng thuốc hạ sốt, sau đó bù nước và các chất điện giải bằng cách cho uống nước có pha muối (4-5g muối ăn trong một lít nước) hoặc uống dung dịch oresol cho đến khi hết khát.
Người bệnh cần được chuyển đi bệnh viện khi xử trí ban đầu không có kết quả hoặc có biểu hiện co giật, hôn mê, rối loạn ý thức. Nếu bệnh nhân còn tỉnh, tự uống được, hoặc sau chườm lạnh thấy nhiệt độ cơ thể hạ xuống, thì tiếp tục điều trị tại chỗ và theo dõi.
Để tránh say nóng say nắng, ác sĩ Hà Thanh Hà, Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (TP HCM) khuyên mọi người nếu làm việc quá lâu trong môi trường nắng gắt thì phải đội mũ, uống nhiều nước và tốt nhất là uống nước có pha muối theo công thức 4-5 gam muối ăn cho một lít nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
Đừng vứt bỏ đồ lót cũ mà bạn không mặc! 3 thứ này rất hữu ích, hãy thử sửa nhé!
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?