Bộ phận độc nhất của con lợn không nên ăn nhiều kẻo hại sức khỏe
Mách bạn 4 thời điểm không nên ăn cá để đảm bảo sức khỏe / Những lợi ích của đậu nành với sức khỏe
Ăn gan lợn - nơi đào thải độc tố
Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.
Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.
Lòng lợn
Ăn lòng lợn là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn khoái khẩu này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khủng khiếp đe dọa sức khỏe. Chỉ có điều khi ăn món này có thể chúng ta quên mất một điều rằng, lòng lợn (ruột già) là nơi chứa chất cặn bã của thức ăn sau tiêu hóa thải ra (mà ta gọi là phân). Lòng lợn là nơi các vi sinh vật sinh sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ tồn tại nhiều kí sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh… Ngoài ra, lòng lợn còn chứa lượng cholesterol có hại cho cơ thể nên cần hạn chế ăn món này.
Thịt cổ lợn
Thông thường, khi lợn bị giết, người ta sẽ chọc tiết ở vùng cổ và có rất nhiều máu tích tụ lại ở vùng này. Lợn cũng thường được tiêm thuốc thường xuyên hơn vào vùng cổ. Ngoài ra, ở cổ lợn, sẽ có một số lượng lớn các hạch bạch huyết và các tuyến trao đổi chất, đồng thời là nơi trú ngụ của rất nhiều virus, chất độc và các chất có hại của vi khuẩn, vì vậy khi mua thịt lợn, bạn phải tránh mua phần thịt cổ.
Phổi lợn
Phổi lợn là nơi chứa rất vi khuẩn vì đây là nơi trao đổi không khí với bên ngoài. Với đặc điểm là dán mũi xuống đất, lợn có nhiều khả năng tích tụ rất nhiều bụi bẩn hít vào phổi mỗi ngày.
Khi ăn phần này, rất dễ nạp vào cơ thể nhiều bụi bẩn, kim loại nặng. Tất nhiên, nếu chế biến sạch và sức đề kháng tốt, người khỏe mạnh bình thường vẫn có thể ăn phổi lợn nhưng không nên ăn nhiều. Người già, người mắc bệnh mãn tính không nên ăn phổi lợn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ