Đời sống

Bó sả 5 nghìn đun lên uống: Vừa thơm lại chữa bệnh, giải độc gan, điều hòa nội tiết, hết ngay đau khớp

Sả là loại cây quen thuộc với người Việt, vừa để làm gia vị, vừa để làm dược liệu. Chỉ cần một bó củ sả đun lên uống, bạn sẽ nhận về nhiều lợi ích.

8 thực phẩm ‘kỵ’ với cua đồng, ăn vào lạnh bụng đi ngoài, thậm chí gây ngộ độc / 5 triệu chứng khi ngủ dậy chứng tỏ gan đang phát tín hiệu "cầu cứu", kiểm tra xem mình có điểm nào không?

Sả là loại cây rất phổ biến và thông dụng với người Việt. Bên cạnh việc sử dụng làm gia vị, sả còn có tác dụng lớn đối với sức khỏe.

Dưới đây là một số tác dụng khi dùng nước sả mỗi ngày:

22
Ảnh minh họa

Hạ sốt, giải cảm

Sả có tác dụng trong việc hạ sốt và giải cảm. Nguyên nhân là do sả có chứa tinh dầu với khả năng chống viêm hiệu quả. Trong khi đó, sốt vốn là một dạng của viêm nhiễm. Do đó, bạn hoàn toàn có thể dùng sả để hạ sốt, giải cảm bằng cách làm nước sả uống hoặc đun nồi nước xông đều được.

Chữa rối loạn kinh nguyệt

Chị em có biết, sả cũng có thể chữa chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Bạn chỉ cần ép lấy tinh dầu sả trộn với bột tiêu đen rồi uống là được. Hoặc, bạn cũng có thể sắc lấy nước uống đều có thể chữa chứng rối loạn kinh nguyệt, giảm bớt các cơn đau bụng mỗi khi đến kì kinh.

Chữa đau khớp

 

Sả có tác dụng chữa đau khớp là nhờ đặc tính chống viêm có trong tinh dầu sả. Vì vậy, nếu bạn hay bị viêm khớp, đau dây thần kinh, đau đầu thì có thể ép lấy tinh dầu sả rồi trộn với ít dầu dừa bôi vào chỗ đa. Nếu bị nặng thì bạn có thể kết hợp với việc cốc nước sả sắc lên cho nhanh khỏi.

Chữa bệnh ghẻ

Nếu bị ghẻ, bạn cũng có thể dùng sả để chữa. Nguyên nhân là do sả có khả năng diệt khuẩn, kháng nấm rất tốt. Cách làm cũng rất đơn giản: bạn chỉ cần băm nhỏ sả rồi trộn với sữa thành hỗn hợp hơi nhão và đắp lên chỗ bị ghẻ, dùng băng gạc để cố định lại. Bạn làm 2 lần/ngày và làm liên tục cho tới khi khỏi.

Hỗ trợ tiêu hóa

Bạn có thể nấu nước sả uống mỗi ngày 1 cốc để cải thiện hệ tiêu hóa, đặc biệt tốt với những người bị đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu. Bởi vì tinh dầu trong sả có tác dụng làm giảm bớt khí tích tụ trong dạ dày, giúp dạ dày thư giãn, ngăn chặn nguy cơ bị đầy hơi.

 

Chữa đau bụng

Nếu bị đau bụng đi tả, nôn ọe, đau bụng do nhiễm lạnh, ngộ độc rượu thì bạn có thể lấy 30 – 50g sả tươi đun với nước sôi, cho thêm ít đường rồi uống 2 – 3 lần/ngày là được.

Ngoài ra, nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm thì cũng có thể dùng bài thuốc chữa bệnh từ sả này để chữa. Bởi, sả có thể giúp gan, hệ tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang thải hết chất độc ra bên ngoài.

Đặc biệt, nó còn ngăn chặn nguy cơ hình thành axit uric nên có thể phòng sỏi thận hiệu quả. Với những người uống nhiều rượu thì sả cũng có tác dụng giải rượu rất tốt. Uống nước sả xong tỉnh dậy còn không bị đau đầu.

5

Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

 

Trong sả có chứa hoạt chất microgam beta – một loại chất chống oxy hóa. Nó có tác dụng duy trì lượng đường huyết ở mức cân bằng, giúp huyết áp luôn ổn định và cân bằng insulin.

Do đó, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường. Bạn có thể dùng 4 – 6 cây sả tươi, đập dập rồi cho vào nồi cùng 2 lít nước đun trong 10 – 15 phút. Sau đó, chia nước này ra uống trong ngày.

Trị ho

Sả cũng có công dụng trị ho nhờ công dụng chống viêm, tiêu đờm cực tốt. Bạn có thể trị ho với sả bằng cách lấy 100g rễ sả, 150g tô tử, 100g sinh khương và 100g tần bì mang giã nát và ngâm với 100ml rượu.

Sau đó, lấy 200g bách bộ mang thái nhỏ, bỏ lõi và sao khô rồi trộn với mạch môn cùng 200g tang bạch bì cho vào nồi đun rồi. Cuối cùng, bạn trộn đều với rượu sả vừa ngâm và uống 1 chén nhỏ mỗi lần bị ho.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm