Đời sống

Cách phòng tránh say nắng, say nóng trong mùa Hè

Vào mùa Hè, nhiều người thường gặp tình trạng say nắng, say nóng khi nhiệt độ tăng lên quá cao.

Uống nước đá mùa hè: Những sai lầm cần bỏ ngay lập tức / 5 cách làm kem flan mới lạ giải nhiệt mùa hè

Say nắng, say nóng là gì?
Say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40 độ C và hay gặp ở người già, trẻ nhỏ, những người lao động luyện tập cường độ cao người hoặc ở dưới trời nắng nóng quá lâu.

Say nóng là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiều, điều hòa vận mạnh. Nguyên nhân là do trung tâm điều hoa than nhiệt không kịp thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Say nóng thường gặp do làm trong môi trường có nhiệt độ cao, hoạt đồng thể lực quá sức hoặc làm việc dưới trời oi bức.

Cả say nắng và say nóng đều dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt đột ngột trong khi đó không ra mồ hôi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Biểu hiện của say nắng có thể là sốt cao, da nóng và khô, mệt mỏi, đau đầu, nôn... Ngoài ra có thể gặp tình trạng giảm khả năng nhận thức, bị ảo giác, mất định hướng, hôn mê, co giật.

Nếu được cấp cứu kịp thời dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như phù phổi, suy thận cấp, hạ đường huyết, rối loạn đông máu, mất trí nhớ...

Cách phòng tránh say nắng, say nóng

Khoảng từ 11-13h là thời điểm nắng nóng nhất trong ngày. Lục này, bạn nên hạn chế ra đường và làm các hoạt động ngoài trời. Nếu như phải làm ở nơi nóng bức, sau khoảng 1 giờ làm việc, hãy nghỉ dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý (khoảng 10 phút) để lấy lại sức và cân bằng thân nhiệt.

 

Lúc ở ngoài trời nắng cần trang bị mũ, nóng, quần áo chống nắng, kem chống nắng để bảo vệ cơ thể.

Cung cấp đủ vitamin và chất điện giải cho cơ thể bằng cách bổ sung nhiều nước, muối khoáng, hoa quả tươi.

Sơ cứu khi say nắng, say nóng

Khi gặp người bị say nắng, say nóng, nên đưa nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bớt quần áo, nhanh chóng lấy nước đổ lên đầu, vẩy lên người hoặc lấy khăn thấm nước mát phủ lên người để làm hạ nhiệt. Cho nạn nhân uống nước mát có pha muối cũng là cách để bù nước, chất điện giải, hạ thân nhiệt.

Chườm khăn mát ở các vị trí có động mạch lớn như nách, bẹn, cổ để nhan chóng hạ nhiệt.

 

Không nên dùng nước đá để hạ nhiệt vì có thể làm tim đập nhanh, thậm chí dẫn tới đột quỵ.

Nếu người say nắng, say nóng không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, đau bụng, đau ngực, khó thở hoặc bất tỉnh cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Trong quá trình di chuyển đến nơi thăm khám vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm