Đời sống

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm bạn phải biết

Bạn phải ghi nhớ những cách sơ cứu dưới đây khi bị ngộ độc thực phẩm nhé.

Cặm cụi kiếm tiền cho chồng đi học Thạc sĩ, ai ngờ tôi bị anh 'dội một gáo nước lạnh' vào ngày nhận bằng / Gặp lại chồng đang tình cảm bên con trai và vợ mới, vợ cũ buông một câu khiến gia đình hạnh phúc bỗng hoang mang tột độ

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

ngộ độc thực phẩm
Ăn đồ ăn không đảm bảo là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virút; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.

Để đề phòng dạng ngộ độc thực phẩm này nên chọn thực phẩm tươi, sạch; thực hiện ăn chín, uống chín; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu), phải được bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại; không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu; rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến;

Sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Với người lớn

Theo PGS.TS Trần Đáng, để sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở người lớn, cần thực hiện theo những bước sau:

 

- Dùng 2 ngón tay của mình để ngoáy họng, có thể dùng thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi để gây phản xạ nôn.

- Khi bệnh nhân nôn, để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi.

Sơ cứu khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm tại nhà - những bước cần thiết để tránh biến chứng đáng sợ - Ảnh 3.
Dùng 2 ngón tay của mình để ngoáy họng, có thể dùng thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi để gây phản xạ nôn.

- Khi người bệnh đã nôn được, để cho người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa một gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường cho người bệnh uống để bù và chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh giúp hạn chế tác hại mà độc tố mang lại.

- Có thể cho người bệnh ăn một chút thức ăn mềm, dễ tiêu, không cho uống sữa.

 

- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt.

Với trẻ nhỏ

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), để sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở trẻ, bố mẹ cần làm theo những bước sau:

Sơ cứu khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm tại nhà - những bước cần thiết để tránh biến chứng đáng sợ - Ảnh 4.
Bổ sung oresol cho trẻ để bổ sung chất điện giải vì ngộ độc thực phẩm khiến trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải.

- Thấy trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa.

 

- Chú ý khi trẻ nôn, nhất là nôn khi đang ngủ có thể bị sặc lên mũi, bạn cần nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ để tránh nguy cơ trẻ bị khó thở, có thể dẫn đến tử vong.

- Bổ sung oresol cho trẻ để bổ sung chất điện giải vì ngộ độc thực phẩm khiến trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải. Chú ý pha oresol cho trẻ đúng theo hướng dẫn, uống từ từ, từng chút một, không uống quá nhiều cùng lúc. Không được thỏa hiệp với trẻ, cho trẻ uống các loại nước khác như nước ngọt, nước có gas, kể cả nước lọc vì không có tác dụng bù chất điện giải.

- Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm