Căn bệnh nguy hiểm khiến trẻ dễ tử vong nhưng cha mẹ nhầm là cảm sốt
Bí quyết chung sống khỏe mạnh với căn bệnh tiểu đường / Đẩy lùi lão hóa, xóa nếp nhăn nhờ những thực phẩm đơn giản
Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) đã tiếp nhận nhiều trẻ trong tình trạng suy hô hấp nặng, ngủ li bì, nhịp tim rất nhanh, toàn thân tím tái, thở yếu. Thậm chí có trẻ đưa đến viện đã bị truỵ mạch, rối loạn nhịp tim nặng, sốc tim và tiên lượng nguy cơ tử vong sau vài giờ.
Kết quả thăm khám, chụp X-quang ngực và siêu âm tim cho thấy các trẻ này mắc bệnh viêm cơ tim. Điều đáng nói là phụ huynh các em đều nhầm tưởng con mình bị cảm sốt thông thường nên mua thuốc hạ sốt cho uống.
Trẻ mắc viêm cơ tim phải duy trì sự sống bằng kỹ thuật oxy hoá máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO).
- Tại sao trẻ lại bị viêm cơ tim
Viêm cơ tim là dạng bệnh lý viêm thành cơ tim do siêu vi gây ra, hàng đầu là Enterovirus, kế đến là Echovirus, Adenovirus, Herpes simplex, quai bị, sởi, Rubella.Bệnh viêm cơ tim thường xảy ra ở trẻ 2 - 10 tuổi, tuy nhiên trẻ dưới 24 tháng dễ mắc bệnh hơn do đề kháng còn yếu.
Khi vào cơ thể, siêu vi sẽ làm tổn thương tế bào cơ tim, làm giảm sức co bóp cơ tim, dẫn đến truỵ mạch khiến tim giãn to, cơ tim co bóp rất yếu, men tim tăng do các tế bào cơ tim bị huỷ hoại phóng thích.
- Những dấu hiệu cần cảnh giác
Tỷ lệ mắc bệnh viêm cơ tim không được biết rõ do một số trường hợp viêm cơ tim mức độ nhẹ tự khỏi. Một số trường hợp không có triệu chứng trước đó nhưng bệnh lại diễn tiến rất nhanh chóng, với bệnh cảnh rất nặng, tiên lượng tử vong rất cao và có thể có bệnh cơ tim giãn nở, suy tim hoặc rối loạn nhịp về sau.
Biểu hiện bệnh viêm cơ tim giống như triệu chứng cảm cúm nên cha mẹ thường nhầm lẫn.
Đây chính là những biến chứng nặng nề cho trẻ vì nguy cơ điều trị thuốc lâu dài nhưng tiên lượng hồi phục không cao. Phụ huynh có con nhỏ nên cần cảnh giác trẻ có thể bị viêm cơ tim khi có các dấu hiệu sau:
Đối với trẻ lớn: có triệu chứng hô hấp trước đó (sốt, ho, sổ mũi, khò khè), hoặc triệu chứng về tiêu hoá (ói, tiêu chảy)...
Đối với trẻ nhỏ: có khi chỉ đơn thuần là quấy khóc, bỏ bú hoặc bú kém, ngủ li bì khó đánh thức, hay rên rỉ, quấy khóc…
Đặc biệt, nếu thấy trẻ có các biểu hiện như: tím môi, da tái, tay chân lạnh, thở mệt, mạch nhẹ hoặc không bắt được thì phải cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
- Người nhà cần làm gì?
Bệnh viêm cơ tim vẫn còn là một vấn đề nan giải khi các triệu chứng khởi đầu của bệnh rất mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm sốt hoặc bị bỏ qua, và cuối cùng hậu quả của bệnh rất nặng nề, thậm chí tử vong.
Để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh cho trẻ, cần hạn chế để trẻ tiếp xúc với người lớn đã mắc các bệnh liên quan đến các siêu vi; dinh dưỡng cho trẻ với đầy đủ vitamin và khoáng chất; nên chủng ngừa các bệnh bạch hầu, cúm, Rubella, quai bị… cho trẻ để tăng khả năng kháng bệnh.
Đối với trẻ ở tuổi đi học, nên tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh về đường hô hấp hay tiêu hoá nhằm tránh bị lây nhiễm siêu vi, đặc biệt là những siêu vi gây bệnh viêm cơ tim.
Vì đây là một bệnh nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao trong thời gian rất nhanh nếu không kịp phát hiện và nhập viện, nên khi thấy trẻ có bất cứ biểu hiện nào như trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và theo dõi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quảng Ninh: Chú rể cầm lái 'ngựa hoang' Ford Mustang tông vào dải phân cách nát đầu xe
Người xưa khuyên: Trồng cây này trước nhà phải chặt bỏ ngay kẻo đen đủi kéo đến
3 công dụng khi cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, rất ít người biết
Loại cá đặc sản tiền triệu của miền Tây từng hot rần rần nay bất ngờ rớt giá, dân rao bán chỉ từ 300.000 đồng/kg, mua nhanh còn kịp
Cho vợ 200 triệu, người chồng bàng hoàng phát hiện vợ có 7 đời chồng và bỏ rơi 6 con riêng
Món ăn đặc sản nổi tiếng ở Phú Thọ, nhìn thì đáng sợ nhưng lại cực ngon và tốt cho sức khỏe