Đời sống

Cảnh báo bệnh tật khi thường xuyên để điện thoại ở 3 nơi này

Điện thoại trở thành vật bất ly thân trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên có 3 nơi bạn không nên để điện thoại thường xuyên, tiềm ẩn nguy cơ đáng sợ.

Có thèm đến mấy, những người sau đừng dại uống cà phê kẻo rước bệnh vô người / Những dáng đi cảnh báo bạn đang mắc bệnh nặng, hãy đi khám ngay trước khi quá muộn

Điện thoại thông minh đã trở thành thiết bị phổ biến nhất hiện nay, là một phần không thể thiếu trong đời sống mỗi người. Nhưng nó cũng là thứ sản sinh sóng điện từ và việc lạm dụng nó gây tác hại rất lớn cho sức khỏe.

Điện thoại gây hại cho bộ gen con người, phá hủy những cơ chế phòng vệ của bộ não.
Điện thoại gây hại cho bộ gen con người, phá hủy những cơ chế phòng vệ của bộ não.

Tiến sĩ Devra Lee Davis, giám đốc Ban nghiên cứu môi trường và khoa chất độc thuộc Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, là người nổi tiếng với những cuốn sách, bài diễn thuyết về nguy cơ sức khỏe từ bức xạ điện thoại, wifi và các thiết bị điện tử khác.

Bà cảnh báo nghiêm khắc việc nhiều nghiên cứu đã chỉ ra điện thoại gây hại cho bộ gen con người, phá hủy những cơ chế phòng vệ của bộ não, làm cho tình trạng mất trí nặng hơn, tăng nguy cơ bệnh Alzheimer và thậm chí là ung thư.

Sự phát triển bộ não của trẻ nhỏ khiến chúng trở thành nhóm đặc biệt dễ tổn thương với điện thoại di động. Điều đáng sợ là có tới một nửa trong số hơn 4 tỉ người dùng điện thoại toàn cầu hiện đang dưới 20 tuổi.

Theo tiến sĩ Devra Lee Davis, có 3 nơi bạn không nên để điện thoại thường xuyên để tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Túi quần

 

Để điện thoại đang hoạt động, kết nối wifi thì bức xạ sẽ cao hơn từ 2 đến 7 lần so với khi nó được để trong túi.
Để điện thoại đang hoạt động, kết nối wifi thì bức xạ sẽ cao hơn từ 2 đến 7 lần so với khi nó được để trong túi.

Theo các chuyên gia xương khớp, để điện thoại trong túi quần là việc tệ nhất. Và tệ hơn nữa là nếu cái điện thoại ấy đang hoạt động và kết nối với mạng wifi vì khi đó bức xạ sẽ cao hơn từ 2 đến 7 lần so với khi nó được để trong túi.

Với trẻ em, tiến sĩ Devra Lee Davis khuyên các em chỉ nên sử dụng loại điện thoại kiểu cũ mà không phải smartphone (chỉ có thể nghe/gọi, nhắn tin) để liên lạc cha mẹ khi cần. Ngay cả với điện thoại đó, các em cũng nên để trong balo chứ không nên để trong túi quần.

Trong một buổi thuyết trình và đối thoại trực tiếp với mọi người trong khuôn khổ chương trình The Real Truth about health, bà Devra Lee Davis khuyên mọi người nên giữ điện thoại ở khoảng cách càng xa cơ thể càng tốt khi không cần dùng tới.

Họ cũng nên dùng tai nghe có dây hoặc loa ngoài càng nhiều càng tốt. Hãy nhớ rằng "khoảng cách là bạn của bạn", bà Devra Lee Davis nói.

Cạnh gối

 

Đặt điện thoại gần chỗ nằm, trong tầm với của tay là thói quen của rất nhiều người.
Đặt điện thoại gần chỗ nằm, trong tầm với của tay là thói quen của rất nhiều người.

Nhiều người có thói quen để điện thoại dưới hoặc cạnh gối ngủ để làm chuông báo thức luôn. Tuy nhiên thói quen này có thể làm nhiệt độ tăng cao và có thể tăng nguy cơ cháy/nổ.

Ngoài ra, ánh sáng đèn LED của màn hình có thể gây ảnh hưởng xấu cho chất lượng giấc ngủ. Song nguy cơ từ việc này còn lớn hơn nữa.

Bà Devra Davis nói: "Năng lượng tần số vô tuyến là một từ khác của bức xạ vi sóng. Nếu mọi người hiểu rằng họ đang cầm một thiết bị phát ra sóng vi ba hai chiều ngay cạnh não họ hoặc ngay cạnh các cơ quan sinh sản của họ, họ có thể nghĩ khác về nó".

Chuyên gia này cho rằng điện thoại di động là thiết bị phát sóng vi ba có liên quan tới các khối u não và u tuyến nước bọt, làm suy yếu việc sản xuất tinh trùng và màng tế bào, mất thính lực và ù tai cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Theo nhiều nghiên cứu tại các nước Bắc Âu, nơi điện thoại đã được sử dụng lâu đời nhất, những người dùng điện thoại trong ít nhất một thập kỷ có nguy cơ bị u não cao hơn người không dùng từ 30-200%. Điều đáng nói, khối u não chỉ xuất hiện ở bên phần đầu ở phía người dùng cầm điện thoại. Bức xạ tần số vô tuyến (RF) do các điện thoại phát ra được cho là có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.

 

Nhà vệ sinh

Việc tranh thủ vào nhà vệ sinh vừa giải quyết nỗi buồn vừa lướt điện thoại chắc không xa lạ gì với mọi người, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên việc này không hay ho chút nào nếu bạn biết các virus và vi khuẩn trong đó sẽ tụ tập trên bề mặt điện thoại, sau đó lây lan sang tay và mặt bạn trong khi sử dụng.

Vi khuẩn từ nhà vệ sinh sẽ tụ tập trên bề mặt điện thoại, sau đó lây lan sang tay và mặt.
Vi khuẩn từ nhà vệ sinh sẽ tụ tập trên bề mặt điện thoại, sau đó lây lan sang tay và mặt.

Chưa nhận thức rõ nguy cơ từ điện thoại

Từ vài thập kỷ trước, bà Devra Davis làm việc trong một nhóm các nhà nghiên cứu điều tra về vấn đề tác hại với sức khỏe của việc hút thuốc lá. Mục đích thời ấy của họ là kiểm tra xem hút thuốc có thể gây hại cho sức khỏe con người như thế nào.

Ngày nay dĩ nhiên ai cũng đã thấy ảnh hưởng tiêu cực của hút thuốc lá, nhưng vào thời kỳ đó, thật khó tin là hút thuốc có thể gây ung thư phổi.

 

Bà Davis so sánh tình trạng thiếu hiểu biết về nguy cơ của thuốc lá với sức khỏe ngày đó với những gì còn mơ hồ của con người thời nay về tác hại đến sức khỏe của việc lạm dụng điện thoại di động.

Ngoài ra, theo bà Davis còn một vấn đề lớn khiến những nguy cơ sức khỏe của điện thoại di động chưa được làm rõ quyết liệt. Đó là vì ngành công nghiệp viễn thông toàn cầu là một ngành công nghiệp trị giá nhiều ngàn tỉ USD nên nó có ảnh hưởng nhất định tới các chính sách của chính phủ thông qua những nỗ lực vận động hành lang, các khoản tài trợ chính trị lớn và sự lôi kéo, vận động khoa học.

Đây là điều đáng lo ngại nhất đối với các nhà khoa học và giới y học trong nỗ lực cảnh báo và bảo vệ sức khỏe nhân loại, đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay.

- Video khối mỡ nhỏ trong mạch máu có thể dẫn đến cái chết chớp nhoáng như thế nào? Nguồn: Dân trí

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm