Đời sống

Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người bị bệnh tiểu đường

DNVN - Tiểu đường là một căn bệnh đang gia tăng phổ biến, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, suy thận, và đột quỵ. Vì vậy, để kiểm soát tốt bệnh và tránh những biến chứng nguy hiểm, việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng.

Những lợi ích tuyệt vời khi nhỏ 1 giọt dầu gió vào rốn trước khi ngủ / Những dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ tăng cao

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cần nhớ cho người bệnh tiểu đường

Theo Vinmec, tiểu đường xảy ra khi cơ thể tăng nồng độ đường trong máu do sự giảm tiết insulin. Để kiểm soát căn bệnh này, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống, sử dụng thuốc và luyện tập thể dục. Trong đó, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, giúp duy trì cân nặng, kiểm soát đường huyết và tối ưu sức khỏe.

Thực phẩm cần cung cấp đủ dinh dưỡng:

Tinh bột: Giảm lượng tinh bột, ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và chất xơ cao.

Đạm: Dinh dưỡng từ protein cần duy trì ở mức khoảng 1 - 1,5g/kg trọng lượng/ngày (đối với người không có vấn đề về chức năng thận).

Chất béo: Sử dụng acid béo không no như dầu mè, dầu oliu, dầu lạc và mỡ cá.

Chất xơ: Tăng cường sự hiện diện của chất xơ trong khẩu phần ăn với các loại rau cải, cần tây, măng tây, và nhiều loại rau xanh khác.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

2. Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người bệnh tiểu đường

Để đảm bảo thực đơn ăn uống không gây chán ngấy và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, hãy tham khảo một số gợi ý thực đơn dưới đây:

Thứ 2:

Bữa sáng: Phở gà và hoa quả.

 

Bữa trưa: Cơm, canh bí đỏ nấu thịt, đậu phụ, cá kho và hoa quả.

Bữa nhẹ buổi chiều: Bánh quy ít đường.

Bữa tối: Cơm, rau cải luộc, thịt kho và hoa quả.

Thứ 3:

Bữa sáng: Bánh cuốn và hoa quả.

 

Bữa trưa: Cơm, canh cá hồi nấu măng chua, rau muống luộc, thịt gà kho và hoa quả.

Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa chua ít đường.

Bữa tối: Cơm, canh cải xoong nấu tôm, dưa cải và hoa quả.

Thứ 4:

Bữa sáng: Bún thang.

 

Bữa trưa: Cơm, canh cua rau cải, trứng cuộn và hoa quả.

Bữa nhẹ buổi chiều: Bánh Flan.

Bữa tối: Cơm, salad rau càng cua, gà nấu nấm và hoa quả.

Thứ 5:

Bữa sáng: Bánh mì và hoa quả.

 

Bữa trưa: Cơm, canh ngao nấu chua, cá rán và hoa quả.

Bữa nhẹ buổi chiều: Ngô luộc.

Bữa tối: Bún mọc và hoa quả.

Thứ 6:

Bữa sáng: Hủ tiếu và hoa quả.

 

Bữa trưa: Cơm, canh bí đao nấu xương, hoa thiên lý xào thịt bò và hoa quả.

Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa chua ít đường.

Bữa tối: Cơm, rau muống luộc, đậu phụ nhồi thịt và hoa quả.

Thứ 7:

Bữa sáng: Cháo đậu đỏ.

 

Bữa trưa: Phở cuốn và hoa quả.

Bữa nhẹ buổi chiều: Chè đậu đen.

Bữa tối: Cơm, cà tím nấu đậu và thịt, mướp đắng xào trứng và hoa quả.

Chủ Nhật:

Bữa sáng: Bún bò Huế.

 

Bữa trưa: Cơm, canh thập cẩm (bông cải, nấm, tôm, thịt), đậu phụ sốt cà chua và hoa quả.

Bữa nhẹ buổi chiều: Sữa chua ít đường.

Bữa tối: Cháo sườn và hoa quả.

3. Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn tiểu đường

Khi xây dựng thực đơn cho người mắc bệnh tiểu đường, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

 

Giảm lượng tinh bột, ăn các món có chỉ số đường huyết thấp.

Hạn chế ăn thịt nội tạng động vật và thực phẩm đóng hộp.

Chế biến thực phẩm bằng cách luộc, hấp thay vì chiên, xào.

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ từ rau cải và hoa quả.

Kiểm soát lượng muối trong khẩu phần ăn.

 

Ưu tiên ăn rau trước cơm và duy trì thời gian ăn uống đều đặn.

Ngoài việc tuân thủ thực đơn hợp lý, người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên tập luyện để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần tích cực. Quá trình này có thể giúp họ sống khỏe mạnh và kiểm soát tốt căn bệnh.

Bảo Ngọc (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm