Chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa nào?
Chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa lạnh và ở những địa phương có độ ẩm thấp, làm khô niêm mạc mũi.
Những lợi ích sức khỏe bất ngờ của khoai tây tím / Uống nước lá tía tô có tác dụng và tác hại đối với sức khỏe như thế nào
Chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa nào?
Theo GS TS BS. Phạm Kiên Hữu – Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y Dược, một nghiên cứu ở Mỹ có khoảng 60 - 70% người trưởng thành bị chảy máu mũi ít nhất một lần trong đời. Trong số đó, 6% chữa hết bằng các biện pháp không phẫu thuật và có 1,6/10.000 trường hợp phải nhập viện. Chảy máu mũi thường ít gặp ở trẻ dưới 2 tuổi nhưng với trẻ từ 3 – 8 tuổi lại là nhóm có nguy cơ cao nhất.
Có một số nguyên nhân khác như sưởi quá nóng cũng làm khô và hư niêm mạc mũi dẫn đến chảy máu, dùng các thuốc hít, tổn thương niêm mạc do ung thư xâm nhập hay các bệnh u hạt, chấn thương mũi.
Theo GS Hữu chảy máu mũi thường được chia thành chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau. Chảy máu mũi trước xảy ra ở thanh thiếu niên thường do chấn thương (cạy mũi) và do tiếp xúc với môi trường nóng, khô. Chảy máu mũi sau thường xảy ra ở người trên 50 tuổi; ở nhóm tuổi dưới 50, đại đa số là nam giới và một số nữ giới do có hiện tượng giảm sút estrogen.
![Chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa nào? Chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa nào?](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/01/02/chay-mau-mui-thuong-xay-ra-vao-mua-nao.jpg?format=webp)
Chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa nào?
Bên cạnh một số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng, nguyên nhân chảy máu mũi được chia làm hai nhóm: tại chỗ và toàn thân. Các yếu tố tại chỗ: chấn thương (ngoáy mũi), dị vật (chảy dịch thối một bên + chảy máu mũi), phẫu thuật mũi xoang hay mắt, phản ứng viêm (ví dụ nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang mạn tính, các kích thích do môi trường), các thuốc xịt (cocaine), u trong hốc mũi lành hay ác tính (ở trẻ em hay gặp polyp mũi, thoát vị màng não, hay u thần kinh đệm), độ ẩm thấp (nhất là trong mùa đông lạnh), khí dung (steroids)...
Các yếu tố toàn thân: các bệnh nhiễm trùng, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh Willebrand (một bệnh chảy máu có tính di truyền), bệnh rối loạn đông máu (hemophilia), u ác tính, các bệnh gan, suy tim, giảm tiểu cầu, hóa trị, thiếu máu, suy tim, thiếu sinh tố C và K, dùng thuốc aspirin, warfarin, các thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống dị ứng...
Khi bị chảy máu mũi chủ yếu chảy ra phía trước (nếu có chảy xuống họng thì lượng máu chảy ra sau cũng ít). Máu chủ yếu chảy ở một bên mũi.
Khi bóp chặt hai bên cánh mũi, máu sẽ ngưng chảy hoặc lượng máu chảy ra sẽ giảm hẳn. Trong trường hợp này, người bệnh có thể bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm mại, không bóp trên phần xương sống mũi). Với biện pháp này, đại đa số trường hợp sẽ có thể làm ngưng chảy máu sau 10 - 12 phút.
Người bệnh có thể dùng thuốc co mạch tại chỗ (Afrin hoặc Rhinex) nhỏ vào mũi để làm ngưng chảy máu. Sau khi đã dùng các biện pháp trên, nhưng mũi vẫn còn chảy máu nên đến các cơ sở tai mũi họng gần nhất để được khám và xử trí thích hợp. Nếu máu chảy nhiều và theo nhịp mạch thì nên đốt điện để có thể đốt sâu hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
![Ngày Rằm tháng Giêng: Những việc gia chủ nên tránh để không gặp xui xẻo cả năm](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2025/02/11/ban-tho1.jpg?format=webp&mode=crop&width=190&height=107)
Ngày Rằm tháng Giêng: Những việc gia chủ nên tránh để không gặp xui xẻo cả năm
Ở độ tuổi 50, cho dù giàu hay nghèo cũng đừng liên lạc qua lại với những loại người sau vì nó chẳng có ý nghĩa gì cả
Mẹ chồng "đón bồ nhí" của con trai về nuôi, tôi tổ chức tiệc ăn mừng rồi vạch trần sự thật khiến bà câm nín!
Tử vi ngày 12/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dần tài lộc dồi dào, tuổi Tý cần cẩn trọng
Cúng Rằm tháng Giêng 2025 vào giờ nào thì đẹp, gia chủ có nhiều tài lộc nhất?
Bị mẹ chồng gài bẫy suốt 2 năm, chồng quỳ xuống cầu xin tha thứ khi biết sự thật
Cột tin quảng cáo