Đời sống

Chỉ số cholesterol trong máu bao nhiêu là hợp lý?

Các chuyên gia sức khỏe khuyên những người trưởng thành nên giữ chỉ số cholesterol trong máu dưới 200 mg/dl nhưng không để tụt xuống dưới 160 mg/dl.

Những điều bạn cần biết về bệnh suy tim / Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh đúng cách

Mỡ máu là gì?

Chỉ số cholesterol trong máu bao nhiêu là hợp lý?

Ảnh minh họa. Ảnh: Internet

Mỡ máu là tên gọi thông thường của lipid máu, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó thành phần quan trọng nhất là cholesterol.

Nhiều người vẫn nghĩ cholesterol là thành phần xấu trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Thực tế, cholesterol rất quan trọng với cơ thể, góp mặt trong nhiều bộ phận như cấu trúc màng tế bào, tiền chất tạo vitamin D và một số hormon, giúp chúng ta phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Chúng chỉ trở nên có hại khi có sự rối loạn giữa các loại cholesterol, mà bệnh lý điển hình gây ra là xơ vữa động mạch.

Vì là chất mỡ không hòa tan trong nước, cholesterol và các chất mỡ như triglyceride phải kết hợp với chất dễ tan trong nước là lipoprotein để dễ di chuyển trong máu. Vì vậy, khi xét nghiệm lượng mỡ máu ngoài tổng số Cholesterol, người ta còn phân tích cholesterol theo các loại Lipoprotein , trong đó có 2 loại quan trọng đó là LDL –c (lipoprotein tỉ trọng thấp ) “ mỡ xấu” và HDL-c ( Lipoprotein tỉ trọng cao) “mỡ tốt.” Mỡ máu tăng cao khi loại xấu tăng và loại tốt giảm, gây ra nhiều loại bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não...

Chỉ số cholesterol trong máu bao nhiêu là hợp lý?

Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Nếu lượng cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, các bệnh tim mạch thì nồng độ cholesterol thấp cũng không hề tốt. Cholesterol thấp gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe khác bao gồm cả ung thư. Nghiên cứu cho thấy một số phụ nữ khi mang thai có nồng độ cholesterol thấp dễ xảy ra trường hợp sinh non, thậm chí cholesterol thấp còn liên quan đến lo lắng và trầm cảm. Các chuyên gia sức khỏe khuyên những người trưởng thành nên giữ chỉ số cholesterol trong máu dưới 200 mg/dl nhưng không để tụt xuống dưới 160 mg/dl.

 

Thay đổi lối sống giúp kiểm soát chỉ số cholesterol

Ăn thực phẩm lành mạnh

Cholesterol có nhiều trong các thực phẩm như: Nội tạng động vật, hải sản. Điều này khiến nhiều người mỡ máu cao có xu hướng kiêng ăn thịt, kiêng chất béo hoàn toàn nhằm giảm chỉ số cholesterol. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người bệnh vẫn có thể ăn chất béo lành mạnh ở liều lượng vừa phải như: Cá, các loại hạt, đậu...

Ngoài ra, người bệnh nên ăn thực phẩm giàu chất xơ như: Ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây... giúp ngăn cholesterol được hấp thụ vào mạch máu. Đồng thời, cần kiêng các món chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều transfat (chất béo chuyển hóa).

Tập thể dục thường xuyên

 

Bất cứ hình thức vận động thể chất nào đều giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ giảm chỉ số LDL-cholesterol và tăng chỉ số HDL-cholesterol. Người bị cholesterol cao nên thử đi bộ, tập thể dục nhịp điệu hoặc đạp xe...

Tránh xa khói thuốc

Thói quen hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn ảnh hưởng xấu tới hệ tim mạch. Các chất hóa học trong khói thuốc làm động mạch có nguy cơ tổn thương và tích tụ mảng xơ vữa cao hơn ở người tăng cholesterol.

Kiểm soát stress đúng cách

Stress không chỉ gây hại đến hệ thần kinh, mà còn khiến chỉ số cholesterol tăng cao. Người bệnh cần tránh lạm dụng rượu bia, chất kích thích... để giải tỏa căng thẳng, áp lực.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm