Đời sống

Chuyên gia tiết lộ 3 loại thực phẩm mà mẹ chưa cần bổ sung luôn cho trẻ dưới 1 tuổi

Giữa vô vàn những khuyến nghị về loại thực phẩm cần cho trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 1 tuổi, loại nào mẹ nên cho bé ăn, loại nào không thực sự cần? Hãy cùng tìm ra câu trả lời nhé.

Bệnh ho gà ở trẻ em / Hé lộ một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì ở trẻ em

Những khuyến nghị về các loại thực phẩm nên bổ sung cho trẻ nhỏ không chỉ có rất nhiều, mà còn nhiều lúc gây hoang mang. Ví dụ điển hình là ngũ cốc ăn dặm bởi đây là một trong những thực phẩm được khuyến nghị bởi Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ nhưng gần đây lại có tin tức cho rằng ngũ cốc cho trẻ em chứa lượng asen vượt quá mức an toàn. Bên cạnh đó còn có những lo ngại về hormone có trong sữa hay những phân vân về việc cho con ăn thịt.

Và để giải quyết những khúc mắc này, các chuyên gia dinh dưỡng đến từ Trung tâm Y tế Tarzana, California và Ngân hàng Thực phẩm khu vực Wichita Falls, Texas (Mỹ) đã đưa ra những câu trả lời cho câu hỏi loại thực phẩm nào thực sự cần và không cần cho trẻ nhỏ trong danh sách dài những thứ được khuyến nghị. Theo đó, có 3 loại thực phẩm bạn không nhất thiết phải cho trẻ ăn và 2 loại thì nên.

1. Không cần: Bột gạo ăn dặm

Chuyên gia trả lời thắc mắc muôn thuở của các mẹ: Loại thực phẩm được khuyến nghị cho trẻ nhỏ nào mới thực sự cần thiết - Ảnh 2.

Nếu lo lắng bột ngũ cốc chứa những chất không tốt, các mẹ có thể lựa chọn thay thế bằng bột yến mạch, lúc mạch, quinoa... (Ảnh minh họa).

Mục đích của việc tập cho trẻ ăn dặm với gạo vào giai đoạn 6 tháng tuổi là để đảm bảo rằng trẻ có đủ sắt. Bởi vì sữa mẹ không chứa nhiều sắt nên mẹ phải bắt đầu cho con ăn những thực phẩm giàu sắt như bột ngũ cốc ăn dặm. Tuy nhiên với quan ngại về việc bột ngũ cốc chứa asen, mẹ có thể tìm đến những lựa chọn thay thế khác như bột yến mạch, lúa mạch hay hạt quinoa...

2. Không cần: Thịt

Khi được 6 đến 9 tháng tuổi, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên cha mẹ nên cho bé ăn thử thịt để đảm bảo bé phát triển trí não, cơ thể và hệ miễn dịch có đủ protein, kẽm và sắt. Tuy nhiên đối với một số gia đình ăn chay không muốn cho con ăn protein động vật thì có thể bổ sung các chất sắt và kẽm cho trẻ từ những thực phẩm nhưlòng đỏ trứng, đậu, khoai lang, quả bơ nghiền, bí và ngũ cốc nguyên hạt.Cho dù bạn có ăn chay hay không, thì các thực phẩm giàu chất sắt có nguồn gốc từ thực vật cũng rất quan trọng.

3. Không cần: Sữa tươi

Những quan ngại với sữa bò tươi là hormone có trong sữa có thể gây dậy thì sớm ở trẻ. Trước khi được 1 tuổi thì trẻ tốt nhất vẫn là nên bú sữa mẹ. Sau khi được 1 tuổi thì sữa tươi cũng được khuyến nghị nhưng nếu bố mẹ không muốn thì vẫn có thể chọn những loại sữa khác để thay thế, nhưng phải cẩn thận so sánh thành phần dinh dưỡng để làm sao vẫn có thể cung cấp cho con đủ loại dinh dưỡng. Các lựa chọn khác có thể là sữa yến mạch, sữa hạnh nhân, sữa dừa hay sữa đậu nành. Bố mẹ cũng chọn sữa chua vì nó chứa nhiều vitamin D và probiotics nhưng phải nhớ chọn sữa nguyên chất, không được ít béo và không chứa đường.

 

Chuyên gia trả lời thắc mắc muôn thuở của các mẹ: Loại thực phẩm được khuyến nghị cho trẻ nhỏ nào mới thực sự cần thiết - Ảnh 4.

Trước khi được 1 tuổi thì trẻ tốt nhất vẫn nên bú sữa mẹ (Ảnh minh họa).

4. Cần cho trẻ thử: Những thực phẩm dễ gây dị ứng

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Viện Sức khỏe Quốc gia (NIH) đã công bố những nghiên cứu khuyến khích cha mẹ cho con tập làm quen với những thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, đậu nành, trứng sớm khi bắt đầu ăn dặm.

Làm như vậy có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển những loại dị ứng khi chúng lớn lên. Nếu các thành viên trong gia đình bị dị ứng thì trẻ cũng có khả năng cao bị dị ứng giống như vậy. Bố mẹ cũng cần hải đặc biệt cẩn thận, để ý những dấu hiệu và triệu chứng dị ứng khi cho trẻ ăn những thực phẩm đó.

5. Cần: Sữa mẹ

 

Sữa mẹ là thứ rất khó có thể thay thế và việc cho trẻ chỉ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời mang lại những lợi ích vô cùng to lớn về mặt sức khỏe cho trẻ. Cho trẻ uống nước hoa quả trong năm đầu đời là không cần thiết và không được khuyến khích. Nếu bố mẹ vẫn muốn cho thêm hoa quả vào bữa ăn của bé thì cách tốt hơn là cho bé ăn hoa quả tươi thay vì uống, nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn và dinh dưỡng.

Theo helino.ttvn.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm