Có 4 hành động dù yêu thương con đến mấy bố mẹ cũng tuyệt đối không được làm với trẻ
Dự đoán ngày mới (18/11) cho 12 Cung Hoàng Đạo: Song Tử nhạy cảm, Cự Giải thận trọng kẻ tiểu nhân / Phế phẩm bỏ đi ở Việt Nam, sang Singapore tạo nên cơn sốt đồ ăn vặt
Cặp vợ chồng người Trung Quốc là anh Minh và chị Hạnh kết hôn năm 30 tuổi, do áp lực công việc nên mãi đến năm 34 tuổi, chị Hạnh mới có kế hoạch sinh em bé. Cả hai anh chị đều là người thành đạt nên họ rất kỳ vọng và coi trọng con.
Giây phút đầu tiên ôm con vào lòng, anh Minh quá vui mừng nên đã làm một hành động khiến vợ và y bác sĩ hoảng sợ, anh đã tung hứng con lên cao. Bộ não của em bé vẫn còn yếu, hành động của anh Minh đã khiến não của con sưng phù, phải tiến hành phẫu thuật mới qua khỏi cơn nguy kịch.
Lần đầu tiên ôm con vào lòng, chắc hẳn nhiều bố mẹ đều cảm thấy vui mừng khôn xiết, tuy nhiên có 4 hành động hại sức khỏe các bậc phụ huynh không nên làm với trẻ, cho dù có yêu thương con đến mấy.
1. Ôm trẻ ngủ suốt đêm
Mẹ nên tạo môi trường riêng tư cho giấc ngủ của trẻ (Ảnh minh họa).
Nhiều mẹ quá thương con nên ôm trẻ cùng ngủ, điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của cả hai mẹ con. Đặc biệt là ở giai đoạn trẻ đang học bò và cần nhiều không gian hoạt động, mẹ nên tạo môi trường riêng tư cho giấc ngủ của trẻ, mặc bỉm cho trẻ vào ban đêm, có thể cho trẻ ngủ trong cũi có lan can, đặt trẻ nằm trong túi ngủ để tránh trẻ đạp chăn vào ban đêm.
2. Rung lắc hoặc tung hứng trẻ
Khi bị rung lắc mạnh, nhất là động tác tung hứng, quay vòng tròn quá mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể bị va đập vào hộp xương sọ làm não bị sưng phù (Ảnh minh họa).
Hội chứng rung lắc trẻ thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là giai đoạn từ sơ sinh đến 8 tháng. Lúc này, đầu trẻ chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 cơ thể, não bộ chưa phát triển nhiều, lại nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh.
Khi bị rung lắc mạnh, nhất là động tác tung hứng, quay vòng tròn quá mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể bị va đập vào hộp xương sọ làm não bị sưng phù, áp lực nội sọ tăng lên và tổn thương các mạch máu trong não.
Các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Tổn thương nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở. Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.
Thay vì tung bé lên cao, mẹ chỉ nên dùng tay nhẹ nhàng đưa bé lên cao nhưng phải chắc chắn kiểm soát được tình huống để bé không bị rơi, ngã hoặc xốc lên quá nhanh và mạnh. Khi trẻ khóc, đa phần các mẹ thường có thói quen bế trẻ, đung đưa qua lại hoặc đưa nôi, đưa võng nhiều và mạnh hơn. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hội chứng rung lắc trẻ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ, thậm chí có thể gây tử vong.
Trẻ sơ sinh không thể nói, vì vậy, khóc là cách bé giao tiếp cũng như bày tỏ mong muốn của mình. Thay vì rung lắc để dỗ trẻ, mẹ nên kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé khóc: bé muốn thay tã, đói bụng, khó chịu… Có như vậy mới có thể tìm được cách giải quyết đúng đắn.
3. Bật đèn flash khi chụp hình
Trong 3 tháng đầu tiên, thị giác của trẻ còn yếu, dễ bị tổn thương, nếu tiếp xúc với đèn flash ở khoảng cách gần có thể gây hại cho điểm vàng (Ảnh minh họa).
Trẻ dưới 6 tháng tuổi, thị giác vẫn chưa phát triển đầy đủ, nhiều phụ huynh muốn chụp hình và lưu giữ ảnh con làm kỉ niệm, nhưng nên nhớ hãy tắt đèn flash, nếu không đèn flash sẽ gây hại cho mắt của trẻ.
Cường độ ánh sáng đèn flash lên đến 100.000 – 130.000 lux. Tuy chỉ lóe lên một vài giây nhưng ánh sáng đèn có thể gây hại đến thị giác của trẻ nhỏ. Trong 3 tháng đầu tiên, thị giác của trẻ còn yếu, dễ bị tổn thương, nếu tiếp xúc với đèn flash ở khoảng cách gần có thể gây hại cho điểm vàng. Đây chính là bộ phận quan trọng giúp hội tụ tia sáng ở mắt, là trung tâm thị giác của con người.
4. Không đợi trẻ đầy tháng đã bồng ra ngoài
Trẻ chưa đầy tháng có sức đề kháng kém và hệ cơ quan chưa phát triển hoàn thiện, nếu bố mẹ bồng trẻ ra ngoài quá sớm sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh (Ảnh minh họa).
Các cha mẹ mẹ nên lưu ý, hãy đợi trẻ đầy tháng rồi mới bồng trẻ đi gặp gỡ bạn bè thân hoặc họ hàng. Trẻ chưa đầy tháng có sức đề kháng kém và hệ cơ quan chưa phát triển hoàn thiện, nếu bố mẹ bồng trẻ ra ngoài quá sớm sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
Tôi và chồng ly hôn được 2 năm nhưng vẫn hay đưa cháu về chơi với ông bà nội
Vỏ bưởi không chỉ có tác dụng khử mùi hôi mà còn có 3 công dụng tuyệt vời, bây giờ mới biết cũng chưa muộn nhé!
Loại lá ở trong vườn người Việt Nam hay có nhưng nước ngoài bán giá 6 triệu đồng/kg, vừa chữa ho lại mát gan
Chồng mất đã 7 năm nhưng nhà chồng vẫn bày đủ trò để ngăn chị tôi tái hôn
Tử vi ngày 17/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ sự nghiệp thăng tiến, tài lộc vượng phát, tiền bạc rủng rỉnh