Có nên kết hôn ở tuổi 'xế chiều'?
Chia tay chồng cũ vì anh vô sinh, 4 năm sau gặp lại, tôi 'choáng váng' khi anh đã dắt tay 3 đứa con, còn hỏi ngược tôi đã kết hôn và có con chưa? / Từ khi kết hôn cuộc sống của tôi là những ngày trải dài muộn phiền
Câu chuyện sau sẽ khiến nhiều người đã , đang và có ý định kết hôn ở tuổi xế chiều phải suy nghĩ. Những người chuẩn bị kết hôn hãy suy xét thật kỹ lưỡng xem đối phương có phù hợp với điều kiện gia đình và cùng bàn bạc với con cái trước khi đưa ra quyết định.
Một cô con gái đến tìm bác sĩ tâm lý tâm sự về chuyện làm rể của người cha tuổi xế chiều khiến con cái khốn khổ. Mẹ cô mất gần 5 năm, năm ngoái, cha cô họp gia đình bảo muốn đi bước nữa. Rồi, ông đưa một người phụ nữ trạc tuổi con gái đầu về giới thiệu là “bạn đời”.
Ảnh minh họa
Ông giải thích lý do muốn cưới vợ trẻ vì nhu cầu sinh lý của ông còn nhiều. Chị em cô ủng hộ bố tái hôn vì nghĩ “con chăm cha không bằng bà chăm ông”. Họ mong muốn ông tìm một người phụ nữ phù hợp, sống an nhàn tuổi già. Cô đã nhờ người mai mối một vài người có tuổi, điều kiện sống phù hợp để cha lựa chọn. Nhưng, cha cô kiên quyết đến với người phụ nữ trẻ kia để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, bất chấp hoàn cảnh sống của cô không phù hợp với ông.
"Mẹ kế"của cô vốn là phụ nữ quá lứa lỡ thì sống với bố mẹ già thường xuyên đau ốm. Sau khi lấy cha cô, bà buộc chồng về sống cùng mình ở nhà ngoại để chăm sóc bố mẹ già. Bố mẹ vợ đau yếu thường xuyên, thời gian sống trong bệnh viện nhiều hơn ở nhà, cha cô theo đó cũng tất tả ngược xuôi. Xét về tuổi tác, cha cô cũng xấp xỉ tuổi bố mẹ vợ, vậy nên sau những lần chăm sóc họ, ông lại đổ bệnh theo khiến con cháu khốn khổ.
Ngoài việc bỏ công, cha cô còn phải bỏ của để lo cho gia đình vợ. Bởi điều kiện kinh tế của họ chẳng khá giả gì. Mới cưới vợ hơn một năm mà số tiền tích lũy tuổi già của ông chẳng còn bao nhiêu. Trước đây ông sống khỏe với khoản lương hưu hàng tháng nhưng bây giờ phải tằn tiện lắm với đủ chi dùng, thỉnh thoảng ốm đau còn phải nhờ con cháu hỗ trợ thêm.
Phận con cái chăm sóc phụng dưỡng cho bố lúc về già là điều đương nhiên. Nhưng điều chúng tôi bức xúc là ngoài việc phải lo cho cha mình, các con còn phải liên đới giải quyết các vấn đề của gia đình "mẹ kế". Cứ mỗi lần nhà vợ có việc, con rể như ông không thể đứng ngoài cuộc. Việc nào trong khả năng, ông tự giải quyết, vượt ngoài tầm tay là ông lại gọi con cháu hỗ trợ.
Ông luôn miệng bảo "mẹ kế" là người một nhà, nếu muốn bố hạnh phúc thì chúng tôi phải giúp đỡ bà. Hễ các con phản đối là ông giận dỗi, dằn vặt con cháu khiến chẳng ai sống yên ổn. Mới đây, nhà vợ cần tiền để sửa lại nhà, muốn con rể hỗ trợ thêm. Bấy giờ, cha tôi rút số tiền tiết kiệm còn lại nhưng mẹ kế bảo vẫn không đủ. Ông về họp gia đình bảo mượn các con thêm một khoản để cho nhà vợ vay. Ông gần như khoán cho mỗi đứa phải có nghĩa vụ đóng góp hỗ trợ cha một số tiền nhất định, bất chấp con cái có đồng ý hay không. Từ ngày cha tôi làm rể tuổi xế chiều, cuộc sống con cháu cứ thế khốn khổ theo - cô con gái buồn bã nói.
Cuộc sống hiện đại, con cái đã cởi mở nhiều trong vấn đề chuyện tình cảm tuổi xế chiều của bố mẹ. Bản thân những bậc cha mẹ già cũng có quyền tự do tìm kiếm hạnh phúc riêng. Chuyện tái hôn ở tuổi xế chiều không còn hiếm. Thế nhưng, trong vấn đề này, Thu Vân nghĩ các bậc bố mẹ già nên có sự cất nhắc kỹ, lựa chọn người phù hợp với điều kiện sống của mình và con cháu.
Không nên chạy theo mong muốn cá nhân, bất chấp hoàn cảnh sống không phù hợp, nặng gánh làm rể, làm dâu khi sức khỏe, kinh tế không có. Để rồi, họ vừa làm khổ bản thân, vừa gây lụy thêm cho con cháu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần