Có nên rửa mũi cho con thường xuyên không?
3 cách để sở hữu làn da hoàn hảo đón Tết / 2 cách lấy cao răng đơn giản bạn cần ghi nhớ ngay hôm nay
Rửa mũi chỉ định cho trường hợp nào?
Thường thì giai đoạn từ 6 tháng đến vài tuổi, trẻ gặp các vấn đề liên quan đến mũi họng: ngạt mũi, chảy nước mũi. Và giải pháp phổ biến hay sử dụng để “giải phóng” đường thở cho bé là rửa mũi bằng nước muối.
Theo TS.BS Đào Đình Thi, Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, vệ sinh đường mũi họng là cần thiếtvì đặc điểm viêm mũi họng là bao giờ cũng có chất xuất tiết mũi. Các chất xuất tiết ứ đọng tạo môi trường cho vi khuẩn và virusphát triển nên việc rửa sạch làm thông thoáng mũi, giúp niêm mạc phục hồi được tốt hơn và giúp hạn chế việc phát triển của vi khuẩn.
Như vậy rửa mũi là phương pháp phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp. Vấn đề ở đây là cha mẹ chưa trang bị đầy đủ kiến thức về cách rửa mũi cho con.
Không nên lạm dụng, rửa mũi cho trẻ thường xuyên.
Với từ khoá “rửa mũi”, sẽ có vô vàn kết quả hướng dẫn trên facebook, youtube vô cùng trực quan, sinh động nhưng BS Đào Đình Thi cho biết,đáng tiếc đa phần các video này dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên từ đó sáng tạo ra rất nhiều tư thế súc rửa cho bé.
Việc tìm hiểu trên mạng Internet không có gì là sai tuy nhiên vì các clip hướng dẫn không nói rõ là trong trường hợp nào là áp dụng. Thường trẻ có tình trạng ngạt mũi, nước mũi chuyển màu xanh hoặc vàng là gia đìnhxịt và làm theo như thế. Nhưng trong trường hợp viêm tai: nếu rửa mũi bằng xi lanh thì làm tăng nguy cơ viêm tai lên, cho nên việc bơm rửa mũi làchống chỉ định cho trẻ viêm tai. Hoặc vớinhững trẻ quá bé, tai vẫn còn thông thoáng với hốc mũi, độ thông thoáng vẫn lớn thì khi đưa 1 lượng nước muối nhiều vào sẽ làm viêm tai. Vấn đề nữa là hốc mũi nào thì nên rửa như ở trên mạng, hốc mũi nào không rửa bằng cách đấy thì phụ huynhcần đi khám xem là con ở thể trạng nào để được tư vấn cách rửa mũi thích hợp.
Tóm lại, không nên rửa mũi thường xuyên, rửa mũi hàng ngày cho trẻ vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, làm mất đi khả năng bảo vệ tự nhiên của niêm mạc mũi. Đối với trẻ bị viêm mũi, người lớn cần giúp trẻ lấy dịch nhầy ra khỏi mũi và dùng thuốc xịt rửa mũi đúng với liều lượng bác sĩ chỉ định. Đối với trẻ khỏe mạnh, người lớn có thể cho trẻ rửa mũi 2 lần/tuần để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn trong mũi trẻ.
Vậy lời khuyên ở đây là gì?
Các BS chuyên khoa Nhivà Tai mũi họng đều khuyến cáo: đừng rửa mũi cho con nếu chưa có chỉ định. Bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể cách rửa nếu con bạn cần phải vệ sinh mũi. Kỹ thuật không quá khó nhưng cần phải được hướng dẫn trực quan và người hướng dẫn tất nhiên không thể tải về từ google mà phải nhân viên y tế.
Rửa mũi cần phải được sự chỉdẫn của nhân viên y tế.
Ngoài ra để giảm các nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp. Cần lưu ý thêm những hướng dẫn của TS. BS Nguyễn Thành Nam, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:tăng cường dinh dưỡng cho trẻ - đó là rất quan trọng, thứ 2 môi trường phải thoáng, tránh ẩm ướt. tránh tiếp xúc với nơi ô nhiễm…..cái nữa là chúng ta nên tiêm phòng ít nhất là đầy đủ các mũi trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người