Đời sống

Công dụng tuyệt vời của rau bắp cải có thể bạn chưa biết

DNVN - Bắp cải là loại rau quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết chúng có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Hấp khoai lang dùng nước nóng hay lạnh, đầu bếp mách cách làm đúng giúp khoai ngọt mềm / Cách làm chè chuối ngọt thơm, lạ miệng cho mùa đông bớt lạnh

Thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây. Ngoài ra, vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và indol-33 carbinol. Tuy nhiên, còn rất nhiều tác dụng của bắp cải khác mà chúng ta ít biết tới:

Giúp hình thành các tế bào hồng cầu

Ảnh minh họa.

Sắt là một thành phần giúp thúc đẩy quá trình hình thành của các tế bào hồng cầu, do đó tránh được các triệu chứng của bệnh thiếu máu. Tiêu thụ cải bắp kết hợp với nước cam hoặc nước bưởi có khả năng tối ưu hóa sự hấp thụ chất sắt từ bắp cải.

Ngăn ngừa ung thư

Bắp cải và các loại rau cùng họ có chứa một chất có thể chống lại tế bào ung thư trong cơ thể. Chúng là những chất kích thích các enzym để kiềm chế tốc độ tăng trưởng khối u. Nghiên cứu ở Trung Quốc cũng chỉ ra rằng những phụ nữ tiêu thụ một số lượng nhất định các loại rau như bắp cải, bông cải xanh giảm nguy cơ của các triệu chứng ung thư vú.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

 

Anthocyanin thuộc họ flavonoid là sắc tố thực vật duy nhất tạo nên màu tím đặc trưng của bắp cải tím. Các nghiên cứu dịch tễ học chứng minh, hấp thụ nhiều anthocyanin làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Theo một nghiên cứu của Khoa dinh dưỡng trực thuộc Đại học East Anglia, Anh Quốc, ăn nhiều thực phẩm có chứa anthocyanin sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu này được thực hiện trong suốt 18 năm với mẫu nghiên cứu là 93.600 phụ nữ có độ tuổi từ 25 đến 42 tuổi.

Tăng cường lượng anthocyanin thông qua chế độ ăn uống còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và ức chế khả năng phát triển bệnh nặng hơn. Cải bắp có hơn 36 loại anthocyanin khác nhau, là thực phẩm ưu tiên cho người mắc bệnh tim mạch và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh tác dụng của bắp cải trong việc làm giảm mức cholesterol xấu LDL. Đó là nhờ 40% chất xơ hòa tan trong tổng số hàm lượng chất xơ bên trong chúng. Bên cạnh đó, phytosterol cũng làm giảm lượng LDL bằng cách ngăn cản việc hấp thụ cholesterol qua đường tiêu hóa.

Giúp ổn định chỉ số huyết áp

 

Hiện nay, hơn một tỷ người trên thế giới mắc bệnh cao huyết áp. Đây cũng là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Chế độ ăn ngày nay dễ gây mất cân đối tỷ lệ giữa natri và kali, khiến huyết áp tăng cao.

Kali là một khoáng chất và chất điện giải quan trọng giúp hạ huyết áp và giữ huyết áp ở mức ổn định. Chúng sẽ giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể bằng cách bài tiết lượng natri thừa qua đường nước tiểu. Bạn có thể giúp cơ thể nạp nhiều kali hơn với chế độ ăn nhiều bắp cải, nấm, quả việt quất hoặc các loại rau xanh khác.

Cải thiện chức năng hệ tiêu hóa

Bắp cải không chỉ giúp bạn bổ sung nước cho cơ thể mà còn cung cấp một lượng lớn chất xơ không hòa tan trong đường ruột. Chất xơ không hòa tan là một loại carbohydrate không thể phân hủy trong ruột. Chúng thúc đẩy nhu động ruột hoạt động thường xuyên hơn, nhờ đó hệ tiêu hóa của bạn cũng khỏe mạnh hơn.

Chất xơ hòa tan trong bắp cải cũng làm tăng số lượng lợi khuẩn như bifidobacteria và lactobacilli trong đường ruột. Những loại lợi khuẩn này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống miễn dịch và sản xuất các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin K2 và B12.

 

Dù bạn ăn bắp cải như một loại rau sống hay nấu chín để dùng đều rất có ích cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa chứng táo bón và các bệnh về đường ruột.

Bổ sung vitamin K, hỗ trợ quá trình đông máu

Vitamin K có khả năng ngăn ngừa bệnh máu khó đông ở trẻ sơ sinh và thường được dùng để thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, giảm sưng và máu bầm.

Vitamin K có ba loại chính:

Vitamin K1 (phylloquinone) chủ yếu có trong các nguồn thức ăn từ thực vật.

 

Vitamin K2 (menaquinone) được tìm thấy trong thực phẩm lên men hoặc có nguồn gốc từ động vật. Vitamin K2 còn được tạo ra từ các lợi khuẩn có trong ruột già.

Vitamin K3 (menadione) là loại được tổng hợp bằng các phản ứng hóa học và thường dùng làm thuốc.

Thiếu hụt vitamin K sẽ khiến máu khó đông, tình trạng trầm trọng có thể dẫn đến xuất huyết không ngừng, gây tử vong. Bắp cải cung cấp đến 85% lượng vitamin K được khuyến nghị mỗi ngày (khẩu phần 89g). Chế độ ăn cân đối với nhiều bắp cải sẽ giúp hệ enzyme gan tổng hợp các yếu tố đông máu dễ dàng hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm