Đời sống

Cứ 10 nhà dùng ấm điện thì đến 9 nhà đã mắc những lỗi sai tai hại này! Bỏ ngay kẻo gặp hoạ!

Ấm điện là một vật dụng được mọi gia đình sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên nhiều người vẫn mắc lỗi khi dùng ấm điện mà không hề hay biết.

Những sai lầm tai hại khi uống nước khiến tim mạch bị tổn thương nghiêm trọng, hãy bỏ ngay trước khi quá muộn / 7 sai lầm khi dùng điều hòa khiến tiền điện 'tăng không phanh'

Ảnh minh họa

Để đun sôi nước thuận tiện và nhanh chóng hơn, ấm đun nước bằng điện từ lâu đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, cứ 10 gia đình sử dụng loại ấm này thì phải có đến 9 gia đình mắc những lỗi sai khi dùng loại thiết bị này. Những lỗi sai ít để ý này có thể gây ra những mối nguy hiểm về rò rỉ điện, khiến ấm đun bị hỏng, nước có mùi hôi…

Dưới đây là những lưu ý cho người dùng ấm điện!

Thứ nhất: Đừng đổ đầy bình nước quá đầy

Nhiều người dùng ấm điện để đun nước thường muốn có thật nhiều nước nóng nên cố gắng đổ đầy bình. Tuy nhiên, trong quá trình đun, nước sôi sẽ tràn ra khắp bàn.

Trên thực tế, tình trạng này rất nguy hiểm, nếu nước chảy vào mạch của chân đế có thể xảy ra hiện tượng đứt mạch. Không những vậy, trẻ nhỏ cũng có thể vô tình bị bỏng do nước sôi tràn ra ngoài. Trên thực tế, ấm đun nước điện có mực nước tối đa. Khi chúng ta mở nắp ấm và quan sát thành bên trong, chúng ta sẽ thấy có mực nước tối đa được đánh dấu. Vì vậy, mỗi lần đun sôi nước, tốt nhất không nên rót quá mức nước tối đa.

 

Thứ hai: Vệ sinh cặn thường xuyên.

Khi sử dụng ấm đun nước nóng lâu ngày, nếu để ý đến đáy ấm, chúng ta sẽ thấy dưới đáy sẽ hình thành một lớp vảy màu vàng. Nếu lớp cặn này không được làm sạch thì không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ sôi của ấm mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, khiến nước đun sôi có mùi đặc trưng. Vì thế chúng ta cần vệ sinh lớp cặn này thường xuyên. Cách làm sạch cặn cũng rất đơn giản, chúng ta chỉ cần đổ thêm giấm trắng vào ấm, sau đó cho nửa bát nước vào, bật ấm đun sôi rồi đổ hết đi.

Thứ ba: Đế ấm phải được lau khô khi sử dụng

Khi nhiều bạn sử dụng ấm điện để đun nước, họ chỉ đổ nước vào ấm, sau đó đặt trực tiếp lên đế và bật điện để bắt đầu đun sôi và việc vệ sinh chân đế thường bị bỏ qua. Nếu trên đế có vết nước mà vẫn tiến hành đun sôi mà không lau khô thì rất có thể xảy ra đoản mạch, rất mất an toàn. Vì vậy, trước khi đặt ấm lên đế để đun sôi, chúng ta phải kiểm tra xem trên đế có vết nước nào không, đồng thời lau sạch vết nước trước khi đun nước sẽ an toàn hơn.

Thứ tư: Không nên cắm điện trước rồi mới thêm nước.

Khi sử dụng ấm đun nước, thông thường chúng ta đổ nước vào ấm trước, sau đó đặt lên đế rồi bật nguồn để bắt đầu đun sôi, tuy nhiên một số người lại bật điện trước mới cho nước sau. Điều này khiến ấm sẽ trong trạng thái sôi trong vài giây, nếu kéo dài thành thói quen sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của ấm đun nước.

Thứ 5: Giữ một ít nước trong ấm.

 

Khi nước trong ấm đã sôi, chúng ta sẽ chọn cách đổ nước ra ngoài. Thực tế, khi đổ nước sôi ra ngoài chúng ta cần nhớ để thừa 1 chút nước bên trong. Vì sau khi nước trong ấm đun sôi, tấm giữ nhiệt vẫn còn rất nóng, nếu đổ hết nước ra ngoài lúc này sẽ khiến tấm giữ nhiệt bị khô. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra hiện tượng làm hỏng ấm và ảnh hưởng đến tuổi thọ của ấm. Vì vậy, mỗi lần đổ nước sôi ra ngoài, tốt nhất chúng ta nên chừa lại một ít nước bên trong để ấm được bền hơn.

Điểm 6: Mua ấm điện đạt tiêu chuẩn

Giá cả ấm nước vô cùng phong phú khi có những chiếc ấm vô cùng rẻ nhưng cũng có những chiếc ấm đắt tiền. Tuy nhiên, dù giá cả là bao nhiêu, chúng ta cần lưu ý mua loại ấm đun nước làm từ chất lượng đặt tiêu chuẩn.

Lớp lót bên trong của ấm đun nước nóng được làm bằng thép không gỉ. Loại thép không gỉ được sử dụng phổ biến nhất cho lớp lót bên trong ấm đun nước là 304. Loại thép không gỉ này có khả năng chống ăn mòn, chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, khi mua ấm đun nước nóng chúng ta phải chắc chắn rằng bình chứa bên trong được làm bằng inox 304.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm