Cùng làm món ‘cua đồng chiên giòn đậu phụ’ ngon hết sẩy nhâm nhi ngày đông lạnh
Cách làm cá om dưa chua đổi bữa ngày đông lạnh / Cách làm sụn heo rim mắm cá đơn giản, ngon cơm
Với nguyên liệu cực kì dễ kiếm, các bước chế biến vô cùng đơn giản, bạn sẽ có đĩa cua đồng chiên giòn đậu phụ giòn thơm, béo ngậy ngon hết sẩy. Không mất nhiều thời gian, hãy sáng tạo hơn để mâm cơm của gia đình bạn thêm phong phú, hấp dẫn, và đặc biệt hơn mâm cơm thường ngày.
Để thực hiện chế biến món “cua đồng chiên giòn đậu phụ”, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:Cua đồng: 400 g;
Hạt nêm: 1/2 thìa cà phê;
Hành lá băm: 1/2 thìa canh;
Tỏi băm: 1 thìa canh;
Hành khô băm: 1 thìa canh;
Đậu phụ: 2 bìa;
Hạt tiêu: 1/2 thìa cà phê;
Trứng: 2 quả;
Bột chiên giòn: 200 g.
Khi chuẩn bị xong nguyên liệu hãy bắt tay vào chế biến món ăn theo các bước sau:Bước 1 : Cua mua về rửa thật sạch, tách bỏ mai cua;
Bước 2: Ướp cua với 1/2 thìa cà phê hạt nêm + 1/2 thìa canh hành lá băm + 1 thìa canh tỏi băm + 1 thìa canh hành khô băm trong 30 phút;
Cách làm món cua đồng chiên giòn đậu phụ rất đơn giản nhưng khoog phải ai cũng biết làm. Ảnh minh họa
Bước 3 : Chuẩn bị 2 miếng đậu phụ, cho 1/2 thìa cà phê hạt tiêu vào và bóp nhuyễn.
Bước 4: Bọc đậu phụ xung quanh thân cua. Lưu ý: không bọc càng cua.
Không cần mất nhiều thời gian, ai cũng có thể làm được món này. Ảnh minh họa
Bước 3 : Nhúng cua qua trứng và bột chiên giòn, đem cua chiên chín vàng và thưởng thức!
Sau khi hoàn thành mọi công đoạn chế biến cho ra sản phẩm là món ăn rất bắt mắt. Ảnh minh họa
Muốn có được món ăn ngon, bạn cũng cần lưu ý cách chọn cua nữa nhé
Màu sắc cua: Cua đồng thường có màu xám đục, phần mai cua màu sáng hơn.
Cua khỏe, tươi: Bạn nên chọn những con cua di chuyển nhanh, càng khỏe luôn chĩa lên trên, mình mập và còn đủ chân. Lấy tay ấn vào vỏ yếm cua thấy nổi bọt khí là cua còn tươi.
Nhận biết cua đực và cua cái: Cách phân biệt đơn giản nhất là bạn quan sát phần yếm cua. Nếu thấy cua có yếm nhỏ là cua đực, còn yếm lớn hơn thì đó là cua cái. Nếu muốn nấu nhiều gạch thì nên chọn cua cái và muốn nhiều thịt thì chọn cua đực.
Kiểm tra cua chắc thịt: Bạn lật ngửa con cua và ấn vào phần yếm nếu thấy không bị lún tức là cua chắc thịt. Nếu thấy lún thì đó cua ốp, ít thịt, cua thường bị khai và ăn không ngon.
Thời điểm cua ngon: Cua béo, chắc thịt và ngọt thơm nhất là vào đầu tháng và cuối tháng. Giữa tháng thường là thời điểm cua lột vỏ nên cua gầy ốm và ít thịt.
Cách làm sạch cua cũng rất quan trọng
Sau khi mua của về, bạn hãy đổ của vào nồi chứa thật nhiều nước, dùng cây khoắng nhiều lần để loại bỏ đất, các chất bẩn bám dính trên mình cua.
Sau đó tách riêng phần gộp của phía trên, dùng tăm gỡ phần gạch cua để riêng cho vào bát nước nuôi để rửa sạch gạch cua. Để việc xé cua trở nên dễ dàng hơn, ngoài việc bẻ càng cua hoặc đeo găng, có một cách khá hay là bạn cho cua vào trong nước đá lạnh. Khi gặp nước lạnh cua nằm im và bạn không còn sợ càng cua kẹp tay nữa.
Loại bỏ phần yếm và miệng cua, đem phần thân và thịt cua ngâm trong nước muối loãng để giun, sán có trong cua bò hết ra ngoài.
Để cua khi chế biến không có mùi tanh, bạn nên chưng gạch thơm trước khi nấu nhé.
Với những bí quyết rất đơn giản như trên, chúc các bạn thành công với món “cua đồng đậu phụ chiên giòn” của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
“Trong nhà có ba linh vật, gia đình thịnh vượng”, gia đình bạn có bao nhiêu linh vật trong ba vật này?
8 tuyệt chiêu làm sạch đồ dùng thủy tinh, pha lê, hiệu quả ngay từ lần đầu
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào